Sắp khởi công cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai

Cầu Hiếu Liêm 2 là dự án giao thông trọng điểm, bắc qua sông Bé, nối liền xã Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

Nội dung chính

Tổng quan dự án cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai

Cầu Hiếu Liêm 2 là dự án giao thông trọng điểm, bắc qua sông Bé, nối liền xã Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

Dự án được thiết kế nhằm thay thế bến đò hiện hữu, cải thiện hạ tầng giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực .

Quy mô và thiết kế dự án cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai:

- Tổng chiều dài tuyến: gần 1,5 km

- Chiều dài cầu chính: 150 m

- Đường dẫn phía Bình Dương: hơn 1,2 km

- Đường dẫn phía Đồng Nai: khoảng 100 m

- Thiết kế phân kỳ: Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn xây dựng một đơn nguyên cầu, cách nhau 2 m, quy mô 2 làn xe hỗn hợp.

Trong giai đoạn 1 sẽ xây dựng một đơn nguyên cầu với mặt cắt ngang 14 m. Tổng mức đầu tư: gần 362 tỷ đồng, do UBND tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư 

Thời điểm khởi công cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai

Dự án cầu Hiếu Liêm 2 dự kiến được khởi công vào cuối năm 2025, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. UBND tỉnh Bình Dương đã gửi văn bản đề xuất được giao làm cơ quan chủ quản triển khai dự án.

Cầu Hiếu Liêm 2 là cây cầu thứ ba nối liền hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, sau cầu Bạch Đằng 2 và cầu Thủ Biên. Việc xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 tạo nên hệ thống giao thông thông suốt, kết nối huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai).

Dự án cầu Hiếu Liêm 2 là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cấp hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống người dân tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Việc khởi công dự án vào cuối năm 2025 sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông vùng Đông Nam Bộ.

(*) Trên đây là thông tin về "Thời điểm khởi công cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai".

Nội dung thiết kế kỹ thuật dự án cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai phải đảm bảo những gì?

Nội dung thiết kế kỹ thuật được quy định cụ thể tại Điều 39 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm các nội dung theo quy định tại Điều 80 của Luật Xây dựng 2014, thể hiện các giải pháp, thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, phù hợp với thiết kế cơ sở được phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật bao gồm thuyết minh, các bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật và hướng dẫn bảo trì.

(2) Nội dung về thuyết minh tính toán kết cấu công trình và nền (nếu có) được quy định như sau:

- Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, loại, cấp công trình sử dụng trong việc tính toán;

- Tải trọng và tác động, kết quả tính toán chi tiết, đầy đủ các cấu kiện chịu lực, bộ phận của công trình và bảng tính kèm theo;

- Bảng tổng hợp kết quả tính toán thể hiện tiêu chí đánh giá an toàn kết cấu công trình gồm: ổn định (nếu có), chuyển vị, biến dạng giới hạn của nền móng; khả năng chịu lực, biến dạng, ổn định cục bộ (nếu có) của các cấu kiện chịu lực; một số tiêu chí khác trong trường hợp cần thiết và có đối chiếu, so sánh với các thông số nêu tại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng làm cơ sở để nhà thầu tư vấn thẩm tra xem xét, kiểm tính và kết luận về an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng.

(3) Thuyết minh và bản vẽ thiết kế kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ khi có yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn về an toàn cháy và các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

(4) Bản vẽ thiết kế kỹ thuật phải thể hiện đầy đủ các giải pháp, kích thước chi tiết, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng đảm bảo đủ điều kiện để lập thiết kế bản vẽ thi công.

(5) Chỉ dẫn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Hướng dẫn bảo trì thực hiện theo quy định tại Điều 126 của Luật Xây dựng 2014 và quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Sắp khởi công cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai

Sắp khởi công cầu Hiếu Liêm 2 nối liền Bình Dương và Đồng Nai (Hình từ Internet)

Quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như sau:

- Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:

+ Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;

+ Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn đầu tư công, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng

saved-content
unsaved-content
254