4 cây cầu ở huyện Nhà Bè sắp khởi công

Trong thời gian tới, huyện Nhà Bè (TP.HCM) sẽ khởi công và hoàn thiện 4 cây cầu trọng điểm, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nội dung chính

    4 cây cầu ở huyện Nhà Bè sắp khởi công

    Trong thời gian tới, huyện Nhà Bè (TP.HCM) sẽ khởi công và hoàn thiện 4 cây cầu trọng điểm, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

    Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 cây cầu ở huyện Nhà Bè sắp khởi công :

    (1) Cầu Rạch Tôm: Dự kiến khởi công trong năm 2025

    Cầu Rạch Tôm hiện tại là cầu sắt hẹp, đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn và nguy hiểm cho người dân khi lưu thông, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu.

    Dự án xây mới cầu Rạch Tôm dự kiến khởi công trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2027. Cây cầu mới sẽ thay thế hoàn toàn cầu cũ, giúp đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân.

    (2) Cầu Rạch Dơi: Dự kiến thực hiện giai đoạn 2026 - 2030

    Cầu Rạch Dơi hiện nay là cầu sắt hẹp, thường xuyên bị quá tải và xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Đây là cây cầu kết nối huyện Nhà Bè với huyện Long Hậu (tỉnh Long An).

    Dự án xây mới cầu Rạch Dơi đang chờ điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố, sau đó sẽ đề xuất chủ trương đầu tư, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030.

    (3) Cầu Phú Xuân 2B

    Cầu Phú Xuân 2B sẽ được xây dựng song song với cầu Phú Xuân hiện nay, nhằm phân luồng và giảm tải lưu lượng xe ngày càng tăng. Đây là tuyến kết nối Nhà Bè với huyện Cần Giờ, cũng như tăng khả năng thông thương với khu Nam Sài Gòn. Khi đưa vào hoạt động, tuyến này sẽ mở rộng thêm khả năng phát triển đô thị hóa và du lịch sinh thái cho khu vực.

    Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài 7,3 km, trong đó phần cầu chính dài gần 3 km, đường dẫn dài hơn 4,3 km. Công trình có quy mô 6 làn xe (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) với vận tốc thiết kế 60 km/h.

    Cầu được xây dựng theo dạng dây văng, tĩnh không thông thuyền 55 m (tương đương cầu Bình Khánh của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành) - cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.

    TPHCM đặt mục tiêu triển khai cầu Cần Giờ giai đoạn 2025 - 2028.

    Quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng 4 cây cầu ở huyện Nhà Bè như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 8 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng như sau:

    - Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:

    + Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;

    + Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

    - Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn đầu tư công, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.

    Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.

    4 cây cầu ở huyện Nhà Bè sắp khởi công

    4 cây cầu ở huyện Nhà Bè sắp khởi công (Hình từ Internet)

    Chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản 

    Theo quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như sau:

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.

    - Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    - Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án đối với dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    - Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án bất động sản.

    - Nhà nước có chính sách để điều tiết thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.

    - Nhà nước có chính sách để tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản.

    saved-content
    unsaved-content
    205