3 dự án nhà ở xã hội Bình Dương sẽ khởi công tháng 7/2025

Dự kiến trong tháng 7/2025, tỉnh Bình Dương sẽ tiến hành khởi công 3 dự án nhà ở xã hội để hoàn thành và vượt chỉ tiêu xây dựng 8.247 căn nhà ở xã hội trong năm 2025.

Nội dung chính

    3 dự án nhà ở xã hội Bình Dương sẽ khởi công tháng 7/2025

    Tại Phụ lục V ban hành kèm theo Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định 338/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về chỉ tiêu nhà ở xã hội giao các địa phương xây dựng theo đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2030 như sau:

    Địa phương Toàn Đề án Giai đoạn 2022 - 2025 Giai đoạn 2026 - 2030
    Tổng 1.062.200 428.000 634.200
    Hà Nội 56.200 18.700 37.500
    TP Hồ Chí Minh 69.700 26.300 43.500
    Hải Phòng 33.500 15.400 18.100
    Đà Nẵng 12.800 6.400 6.400
    Cần Thơ 9.100 4.100 5.000
    Bình Dương 86.900 46.400 40.500
    Bắc Giang 74.900 33.300 41.700
    Bắc Ninh 72.300 30.700 41.500
    Long An 71.200 22.500 48.700
    Bình Phước 44.200 10.900 33.300
    Hưng Yên 42.500 13.100 29.400
    Nghệ An 28.500 13.500 15.000
    Vĩnh Phúc 28.300 8.800 19.500
    Trà Vinh 27.900 8.900 19.000
    Thái Nguyên 24.200 8.800 15.400
    Đồng Nai 22.500 7.500 15.000
    Phú Thọ 22.200 7.000 15.200
    Phú Yên 19.600 11.800 7.800
    Quảng Nam 19.600 14.700 4.900
    Đắk Lắk 18.800 9.000 9.800
    Quảng Ninh 18.000 8.200 9.800
    Hải Dương 15.900 5.800 10.100
    Quảng Bình 15.000 3.700 11.300
    Hòa Bình 13.900 5.300 8.600
    Thanh Hóa 13.700 6.300 7.400
    Bình Định 12.900 6.400 6.500
    Bà Rịa - Vũng Tàu 12.500 6.200 6.300
    Hà Nam 12.400 3.900 8.500
    Tây Ninh 11.900 5.000 6.900
    Nam Định 9.800 3.400 6.400
    Bình Thuận 9.800 5.600 4.200
    Quảng Trị 9.100 2.300 6.800
    Khánh Hòa 7.800 3.400 4.400
    Tiền Giang 7.800 3.100 4.700
    Lào Cai 7.600 3.200 4.400
    Thừa Thiên - Huế 7.700 3.100 4.600
    Ninh Thuận 6.500 1.300 5.200
    Sóc Trăng 6.400 2.600 3.800
    An Giang 6.300 2.500 3.800
    Quảng Ngãi 6.300 1.500 4.800
    Đồng Tháp 6.100 2.800 3.300
    Thái Bình 6.000 2.300 3.700
    Vĩnh Long 5.900 2.300 3.600
    Bến Tre 4.700 1.700 3.000
    Sơn La 4.000 1.400 2.600
    Hà Tĩnh 3.700 1.500 2.200
    Gia Lai 3.700 1.500 2.200
    Kiên Giang 3.500 1.700 1.800
    Ninh Bình 3.100 2.300 800
    Đắk Nông 3.000 1.500 1.500
    Lạng Sơn 3.000 1.500 1.500
    Cà Mau 2.900 1.100 1.800
    Kon Tum 2.200 1.200 1.000
    Lâm Đồng 2.200 800 1.400
    Bạc Liêu 1.900 900 1.000
    Hậu Giang 1.400 700 700
    Lai Châu 1.500 400 1.100
    Điện Biên 1.500 400 1.100
    Cao Bằng 1.500 400 1.100
    Hà Giang 1.500 400 1.100
    Tuyên Quang 1.500 400 1.100
    Yên Bái 700 200 500
    Bắc Kạn 600 200 400

    Theo đó, chỉ tiêu nhà ở xã hội tỉnh Bình Dương trong toàn Đề án là 86.900 căn nhà ở xã hội. Trong đó:

    - Giai đoạn 2022 - 2025: tỉnh Bình Dương phải đạt 46.400 căn nhà ở xã hội.

    - Giai đoạn 2026 - 2030: Tỉnh Bình Dương phải đạt 40.500 căn nhà ở xã hội.

    Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Dương đang hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật để chuẩn bị khởi công 3 dự án lớn trong tháng 7/2025, gồm:

    (1) Khu 5 Định Hòa (thành phố Thủ Dầu Một),

    (2) Khu 6 Việt Sing (thành phố Thuận An)

    (3) Nhà ở cao tầng Phúc Đạt (thành phố Tân Uyên)

    Theo kế hoạch dự kiến thì số căn hộ của tổng 3 dự án nhà ở xã hội nêu trên cộng lại sẽ đạt khoảng 4.500 căn hộ. 

    3 dự án nhà ở xã hội Bình Dương sẽ khởi công tháng 7/2025

    3 dự án nhà ở xã hội Bình Dương sẽ khởi công tháng 7/2025 (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm của UBND tỉnh Bình Dương trong việc phát triển dự án nhà ở xã hội

    Căn cứ điểm b khoản 2 Mục III Phần thứ tư Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định 338/QĐ-TTg năm 2023 thì trách nhiệm của UBND tỉnh Bình Dương trong việc phát triển dự án nhà ở xã hội như sau:

    - Ủy ban nhân dân tỉnh phải khẩn trương hoàn thành việc lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp để phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2021, làm cơ sở để chấp thuận đầu tư các dự án.

    - Người đứng đầu địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị của cá nhân; lập, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể cho việc đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo từng năm và theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 đảm bảo nhu cầu của địa phương.

    Đồng thời phải có giải pháp đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các dự án đang triển khai thực hiện, các dự án đã có chủ trương đầu tư, hay việc quy hoạch, bố trí và công khai các quỹ đất đã giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhàn để doanh nghiệp quan tâm, đề xuất dự án. Đảm bảo đến năm 2030 hoàn thành đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ trên phạm vi cả nước.

    - Các địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.

    - Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...

    - Nghiên cứu phân cấp, đơn giản hóa, rút ngắn các thủ tục hành chính theo thẩm quyền; các địa phương quy định rõ đầu mối thực hiện thủ tục hành chính trong lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

    Nhu cầu nhà ở xã hội có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

    Theo dự báo tại khoản 1 Phần thứ ba Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định 338/QĐ-TTg năm 2023 thì các yếu tố có thể ảnh hướng để nhu cầu nhà ở xã hội gồm:

    Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030 được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định, dẫn đến tiếp diễn xu hướng đô thị hóa và phát triển kinh tế đô thị, xu hướng di cư từ nông thôn ra đô thị dự báo vẫn tiếp diễn.

    Hệ thống đô thị Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nhiều thay đổi, không ngừng gia tăng về số lượng. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 39%. Dự báo trong giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ đô thị hóa và phát triển hạ tầng ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, mục tiêu đề ra đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45%.

    Tốc độ đô thị hóa và đầu tư phát triển hạ tầng trong giai đoạn từ 2021 đến 2030 sẽ tiếp tục duy trì như tốc độ hiện tại. Với tốc độ đô thị hóa cao, dân số đô thị ngày càng tăng, các đô thị lớn thu hút lực lượng lao động thúc đẩy nhu cầu nhà ở xã hội, có giá thành phù hợp tiếp tục tăng cao. Sự gia tăng quy mô kèm theo cơ cấu dân số trẻ tăng nhanh ở khu vực đô thị sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu nhà ở phù hợp với các nhóm gia đình trẻ đô thị trong trung hạn tiếp tục tăng cao.

    Giai đoạn 2021 - 2030, tự do thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế sẽ nâng cao đời sống và thu nhập của người dân. Đối với công nhân, người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,... thì thu nhập và tích lũy có thể đảm bảo khả năng sở hữu nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Đối với nhóm thu nhập thấp nhất thì thu nhập có sự gia tăng nhưng cũng vẫn chỉ tiếp cận được nhà ở xã hội để cho thuê

    saved-content
    unsaved-content
    107