Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu đúng không?

Nội dung chính

    Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu?

    Căn cứ khoản 14 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
    ...
    11. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
    12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.
    13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
    14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.
    15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
    16. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
    17. Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.
    ...

    Như vậy, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu.

    Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu theo các quy định tại Điều 21, 22 và 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

    Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng?

    Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng? (Hình từ Internet)

    Hội đồng kiểm tra nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu đột xuất trong quá trình thi công xây dựng được không?

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
    1. Nhiệm vụ:
    a) Kiểm tra công tác nghiệm thu bao gồm: định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình thi công xây dựng; tại các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình để đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều 6 Quyết định này;
    b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng năm về kết quả hoạt động của Hội đồng, tình hình triển khai thi công xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; báo cáo đột xuất về những vấn đề kỹ thuật phát sinh, các khó khăn, vướng mắc, bất cập vượt thẩm quyền cần có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
    c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các công trình Hội đồng tổ chức kiểm tra hàng năm;
    d) Ban hành quy chế hoạt động làm cơ sở để triển khai các công việc của Hội đồng và các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Hội đồng;
    đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
    2. Quyền hạn:
    a) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng;
    b) Chủ trì hoặc yêu cầu chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết các vấn đề tồn tại hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh được Hội đồng phát hiện trong quá trình kiểm tra công trình;
    c) Yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công đối với các tổ chức, cá nhân liên quan khi phát hiện chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, có nguy cơ xảy ra sự cố công trình xây dựng; đình chỉ tham gia xây dựng công trình đối với cá nhân liên quan không đáp ứng điều kiện hành nghề theo quy định;
    d) Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình;
    đ) Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức lựa chọn các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực phù hợp theo quy định của pháp luật để tư vấn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh hoặc kiểm định chất lượng công trình.

    Theo đó, Hội đồng kiểm tra nhà nước có quyền kiểm tra công tác nghiệm thu đột xuất trong quá trình thi công xây dựng công trình.

    Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra công tác nghiệm thu định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình thi công xây dựng.

    Hoạt động kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng của Hội đồng kiểm tra nhà nước thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

    Hoạt động kiểm tra của Hội đồng
    1. Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng:
    a) Căn cứ tiến độ thi công xây dựng công trình, Hội đồng tổ chức kiểm tra hiện trường công trình định kỳ từ 3 tháng đến 6 tháng/lần hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết;
    b) Nội dung kiểm tra bao gồm: các nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
    Sau mỗi đợt kiểm tra, Hội đồng thông báo kết quả kiểm tra gửi chủ đầu tư, các cơ quan liên quan.
    2. Kiểm tra công tác nghiệm thu tại các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng và khi hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
    a) Sau khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư gửi về Hội đồng 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu chuyển bước thi công quan trọng hoặc hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định số 06/2021/NĐ-CP để được xem xét kiểm tra chấp thuận kết quả nghiệm thu;
    b) Hội đồng tổ chức kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, báo cáo của chủ đầu tư, báo cáo của các nhà thầu và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Hội đồng ra văn bản thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục.
    Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng thuộc quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì Hội đồng sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
    3. Hội đồng được giao Cơ quan Thường trực Hội đồng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc một phần công trình để đưa vào khai thác, sử dụng và báo cáo kết quả kiểm tra để Hội đồng xem xét, quyết định.
    ...

    Như vậy, hoạt động kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng của Hội đồng kiểm tra nhà nước bao gồm các bước sau:

    - Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất: Căn cứ vào tiến độ thi công xây dựng công trình, Hội đồng tổ chức kiểm tra hiện trường công trình định kỳ từ 3 tháng đến 6 tháng một lần, hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết.

    - Nội dung kiểm tra: Nội dung kiểm tra bao gồm các yêu cầu và nội dung cụ thể được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Điều này liên quan đến việc kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng trong suốt quá trình thi công, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.

    - Thông báo kết quả kiểm tra: Sau mỗi đợt kiểm tra, Hội đồng sẽ thông báo kết quả kiểm tra và gửi đến chủ đầu tư cũng như các cơ quan liên quan, để có sự phối hợp và xử lý các vấn đề nếu có.

    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ