Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua như thế nào?

Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua như thế nào?

    Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng đã mua được quy định tại Điều 18 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP) như sau:

    - Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua được xử lý theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

    - Trường hợp không có thỏa thuận của các bên về xử lý tài sản bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua các phương thức bán đấu giá sau đây:

    ++ Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;

    ++ Công ty quản lý tài sản bán đấu giá.

    Công ty Quản lý tài sản lựa chọn, quyết định phương thức bán tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.

    - Sau 01 (một) lần bán đấu giá tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo quy định tại Khoản 2 Điều này không thành thì Công ty Quản lý tài sản được tiếp tục bán tài sản đó thông qua phương thức bán đấu giá hoặc bán tài sản đó trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp với bên mua, đồng thời thông báo cho bên bảo đảm biết. Các trường hợp được coi là bán đấu giá không thành gồm: 

    + Không có người tham gia đấu giá; 

    + Không có người trả giá tại cuộc bán đấu giá; 

    + Các trường hợp bán đấu giá không thành khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

    - Sau khi thu giữ, tiếp nhận tài sản bảo đảm từ bên giữ tài sản bảo đảm, Công ty Quản lý tài sản có quyền bán đấu giá tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm cho bên sở hữu tài sản bảo đảm không muộn hơn 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức bán đấu giá.

     - Kết quả đấu giá, hợp đồng bán tài sản của Công ty Quản lý tài sản cho bên mua tài sản là căn cứ xác

    - Trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản bán đấu giá tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

    Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp được dùng thay thế cho các loại giấy tờ này.

    - Trình tự, thủ tục tự tổ chức bán đấu giá tài sản của Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

     - Nội dung quy định trên còn được hướng dẫn bởi Thông tư 19/2013/TT-NHNN , Thông tư 08/2016/TT-NHNN , Thông tư 09/2017/TT-NHNN và Thông tư 18/2014/TT-BTP

    12