Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Số hiệu | 53/2013/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 18/05/2013 |
Ngày có hiệu lực | 09/07/2013 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2013 |
VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam,
Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản).
1. Công ty Quản lý tài sản.
2. Tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).
3. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.
Điều 3. Thành lập Công ty Quản lý tài sản
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
2. Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng Việt Nam là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh.
2. Khách hàng vay bao gồm tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân được tổ chức tín dụng cấp tín dụng, mua trái phiếu; doanh nghiệp và tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận ủy thác của tổ chức tín dụng để mua trái phiếu doanh nghiệp có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản.
3. Khách hàng vay còn tồn tại là khách hàng vay chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật (đối với tổ chức) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân).
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2013 |
VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam,
Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản).
1. Công ty Quản lý tài sản.
2. Tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).
3. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.
Điều 3. Thành lập Công ty Quản lý tài sản
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
2. Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng Việt Nam là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh.
2. Khách hàng vay bao gồm tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân được tổ chức tín dụng cấp tín dụng, mua trái phiếu; doanh nghiệp và tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận ủy thác của tổ chức tín dụng để mua trái phiếu doanh nghiệp có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản.
3. Khách hàng vay còn tồn tại là khách hàng vay chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật (đối với tổ chức) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân).
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.
3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Điều 6. Cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản
Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;
d) Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
4. Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản xây dựng phương án mua các khoản nợ xấu theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.
Điều 8. Điều kiện đối với các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua
1. Công ty Quản lý tài sản mua các khoản nợ xấu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
d) Khách hàng vay còn tồn tại;
đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về điều kiện các khoản nợ xấu được quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.
TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN
Vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản là 500 tỷ đồng Việt Nam.
Điều 10. Cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Bộ máy quản lý của Công ty Quản lý tài sản bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc.
Điều 11. Quản trị, điều hành của Công ty Quản lý tài sản
1. Hội đồng thành viên bao gồm không quá 07 thành viên.
2. Ban Kiểm soát bao gồm không quá 03 thành viên.
3. Công ty Quản lý tài sản có Tổng giám đốc và một số Phó Tổng giám đốc.
4. Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
5. Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát; Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc của Công ty Quản lý tài sản.
6. Người đại diện theo pháp luật của Công ty Quản lý tài sản không nhất thiết phải là đấu giá viên theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN
Điều 12. Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
1. Quyền của Công ty Quản lý tài sản
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;
b) Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;
c) Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;
d) Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;
đ) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;
e) Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm;
g) Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm;
h) Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
k) Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
a) Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao;
b) Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;
c) Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
d) Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.
Điều 14. Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.
3. Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
4. Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.
a) Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;
b) Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
6. Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.
Điều 15. Nguồn vốn của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản có các nguồn vốn sau đây:
a) Vốn điều lệ;
b) Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng;
c) Các quỹ được trích lập theo quy định của pháp luật;
d) Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty Quản lý tài sản không phải thực hiện quy định về tỷ lệ huy động vốn trên vốn điều lệ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
Điều 16. Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản
1. Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.
2. Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.
3. Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
4. Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.
5. Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân.
7. Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án.
8. Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Điều 17. Biện pháp cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay sau đây:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay;
b) Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường;
c) Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc cơ cấu lại nợ của Công ty Quản lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 18. Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua
a) Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
b) Công ty quản lý tài sản bán đấu giá.
5. Trong trường hợp Công ty Quản lý tài sản bán đấu giá tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp được dùng thay thế cho các loại giấy tờ này.
1. Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu hồi nợ thông qua việc bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khách hàng vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ.
2. Sau khi trừ đi số tiền phải trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản do khách hàng vay trả nợ; bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm thanh toán; bán nợ; bán và xử lý tài sản bảo đảm.
3. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN
1. Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng và có các đặc điểm sau đây:
a) Trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
b) Mệnh giá trái phiếu đặc biệt có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
d) Trái phiếu đặc biệt được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Công ty Quản lý tài sản phát hành trái phiếu đặc biệt theo Phương án phát hành đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt
1. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có các quyền sau đây:
a) Sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Được hưởng số tiền thu hồi nợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có các nghĩa vụ sau đây:
b) Sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bán nợ phải thực hiện:
a) Hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt liên quan cho Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
c) Trường hợp khoản nợ thu hồi được đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Công ty Quản lý tài sản phải cung cấp cho tổ chức tín dụng mua lại nợ xấu thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
3. Sau khi nhận lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng sử dụng số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt tương ứng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ này, đồng thời tiếp tục hạch toán tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán để theo dõi và thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản không cần sự đồng ý của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ, tổ chức tín dụng mua lại nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về việc mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản để khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm biết và thực hiện nghĩa vụ với tổ chức tín dụng.
6. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả mua lại nợ từ Công ty Quản lý tài sản.
TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 23. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán của Công ty Quản lý tài sản
1. Doanh thu của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
a) Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả;
b) Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
d) Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
đ) Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản;
e) Thu từ hoạt động tài chính;
g) Thu nhập bất thường;
h) Thu phí đấu giá tài sản;
i) Các khoản thu khác
2. Chi phí kinh doanh của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:
a) Chi phí mua nợ;
b) Chi phí đòi nợ;
c) Chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;
d) Chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp;
đ) Chi phí bảo quản, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp tài sản;
e) Chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường; cho khoản đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh quy định tại Khoản 3, 4 Điều 17 Nghị định này.
g) Chi tiền lương, tiền thưởng, chi phụ cấp cho cán bộ, nhân viên theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này;
h) Chi phí đấu giá tài sản;
i) Chi phí quản lý công ty;
k) Chi trả lãi tiền vay;
l) Chi phí về tài sản;
m) Các khoản chi khác.
6. Công ty Quản lý tài sản được áp dụng một số cơ chế tài chính đặc thù sau đây:
b) Không phải trích lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, các khoản phải thu từ tổ chức tín dụng;
c) Không áp dụng các quy định về đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước đối với Công ty Quản lý tài sản.
7. Công ty Quản lý tài sản thực hiện hạch toán kế toán theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 24. Công khai, minh bạch và chế độ báo cáo của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản phải thực hiện công khai:
a) Báo cáo tài chính của Công ty Quản lý tài sản được kiểm toán độc lập hàng năm;
b) Các quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản;
c) Các quy trình, phương pháp bán nợ, tài sản;
d) Việc bán nợ, tài sản;
đ) Các vấn đề khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Công ty Quản lý tài sản phải cung cấp cho bên mua nợ, tài sản các thông tin cần thiết về khoản nợ, tài sản mà Công ty Quản lý tài sản dự kiến bán.
a) Họp báo;
b) Đăng tải trên trang tin điện tử website của Công ty Quản lý tài sản;
c) Niêm yết công khai tại trụ sở Công ty Quản lý tài sản, địa điểm bán nợ, tài sản;
d) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Phát hành rộng rãi dưới dạng tài liệu, ấn phẩm.
4. Công ty Quản lý tài sản thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
Điều 25. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ban hành Quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản.
2. Phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.
3. Sử dụng nguồn vốn hợp pháp để bảo đảm đủ số vốn điều lệ cho Công ty Quản lý tài sản quy định tại Điều 9 Nghị định này.
4. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại Công ty Quản lý tài sản.
5. Quản lý nhà nước, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán và xử lý nợ xấu.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
7. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản về nghiệp vụ mua, bán và xử lý nợ xấu.
8. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao cho Ngân hàng Nhà nước trong Nghị định này.
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ chế tài chính của Công ty Quản lý tài sản.
2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hạch toán kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phối hợp, hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản.
Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Điều 30. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp
2. Ủy ban nhân dân, cơ quan thuế các cấp hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước khi chuyển quyền tài sản bảo đảm cho người mua.
3. Ủy ban nhân dân, cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan có liên quan ở các cấp phối hợp thực hiện thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.
Điều 31. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để bán cho Công ty Quản lý tài sản.
2. Bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản.
3. Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm, khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, tài liệu;
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Công ty Quản lý tài sản và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản;
c) Xem xét, cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này;
b) Nhận và thực hiện các công việc ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
d) Bảo đảm an toàn tài sản, hồ sơ, tài liệu được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; thực hiện giám sát, đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm do Công ty Quản lý tài sản ủy quyền;
đ) Thông báo ngay cho Công ty Quản lý tài sản khi phát sinh số tiền thu hồi các khoản nợ gốc, lãi và xử lý, bán tài sản bảo đảm.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Trách nhiệm của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ
1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản theo cam kết và quy định của pháp luật.
2. Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng vay để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
3. Hợp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
4. Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.
5. Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hợp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.
6. Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Trách nhiệm của bên bảo đảm
1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng bảo đảm đã ký kết và quy định của pháp luật.
2. Hợp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
3. Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên bảo đảm để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
4. Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hợp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.
5. Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Chương 7.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2013.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |