Xã Yên Lãng Hà Nội gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656?

Xã Yên Lãng Hà Nội gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656? Thành phố Hà Nội có sáp nhập với tỉnh nào không?

Nội dung chính

Xã Yên Lãng Hà Nội gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656?

Xã Yên Lãng Hà Nội gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656? được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025 như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
[...]
117. Sắp xếp phần còn lại của xã Tàm Xá và xã Xuân Canh sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 114 Điều này, phần còn lại của xã Vĩnh Ngọc sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 114, khoản 115 Điều này và phần còn lại của các xã Kim Chung (huyện Đông Anh), Hải Bối, Kim Nỗ sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 116 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Thanh.
118. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tráng Việt, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), Văn Khê, Mê Linh, một phần diện tích tự nhiên của xã Đại Thịnh và xã Hồng Hà, phần còn lại của các xã Liên Hà (huyện Đan Phượng), Liên Hồng, Liên Trung sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 107 Điều này, phần còn lại của xã Đại Mạch sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 116 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Mê Linh.
119. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Chu Phan, Hoàng Kim, Liên Mạc, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thạch Đà, một phần diện tích tự nhiên của xã Văn Khê, phần còn lại của các xã Tiến Thịnh, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 108 Điều này và phần còn lại của xã Hồng Hà sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 107, 108, 118 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Yên Lãng.
[...]

Theo đó, tại khoản 119 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 có quy định sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Chu Phan, Hoàng Kim, Liên Mạc, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thạch Đà, một phần diện tích tự nhiên của xã Văn Khê, phần còn lại của các xã Tiến Thịnh, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 108 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 và phần còn lại của xã Hồng Hà sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 107, 108, 118 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành xã mới có tên gọi là xã Yên Lãng.

Như vậy, xã Yên Lãng Hà Nội gồm toàn bộ xã Chu Phan, Hoàng Kim, Liên Mạc, một phần xã Thạch Đà, xã Văn Khê, xã Tiến Thịnh, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An, xã Hồng Hà sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656.

Xã Yên Lãng Hà Nội gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656?

Xã Yên Lãng Hà Nội gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1656? (Hình từ Internet)

Thành phố Hà Nội có sáp nhập với tỉnh nào không?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...]
22. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau. Sau khi sắp xếp, tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 7.942,39 km2, quy mô dân số là 2.606.672 người.
Tỉnh Cà Mau giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và Biển Đông.
23. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang. Sau khi sắp xếp, tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 9.888,91 km2, quy mô dân số là 4.952.238 người.
Tỉnh An Giang giáp tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.
24. Sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 04 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.

Theo đó, sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 04 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.

Như vậy, Thành phố Hà Nội là một trong những ĐVHC cấp tỉnh không thuộc diện sáp nhập.

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
saved-content
unsaved-content
1