Xã Trị An tỉnh Đồng Nai mới sáp nhập từ các xã nào?
Nội dung chính
Xã Trị An tỉnh Đồng Nai mới sáp nhập từ các xã nào?
Ngày 16/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 1662/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai năm 2025.
Căn cứ khoản 36 Điều 1 Nghị quyết 1662/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai
[...]
33. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú An và xã Nam Cát Tiên thành xã mới có tên gọi là xã Nam Cát Tiên.
34. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Tân Phú (huyện Tân Phú) và các xã Phú Lộc, Trà Cổ, Phú Thanh, Phú Xuân thành xã mới có tên gọi là xã Tân Phú.
35. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thanh Sơn và xã Phú Sơn (huyện Tân Phú), xã Phú Bình, xã Phú Lâm thành xã mới có tên gọi là xã Phú Lâm.
36. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Vĩnh An, xã Mã Đà và xã Trị An thành xã mới có tên gọi là xã Trị An.
37. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Tân và xã Tân An thành xã mới có tên gọi là xã Tân An.
38. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Minh Thắng, Minh Lập và Nha Bích thành xã mới có tên gọi là xã Nha Bích.
39. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phước An và xã Tân Lợi (huyện Hớn Quản), xã Quang Minh, xã Tân Quan thành xã mới có tên gọi là xã Tân Quan.
[...]
Như vậy, từ 1/7/2025 xã Trị An tỉnh Đồng Nai mới sáp nhập từ thị trấn Vĩnh An, xã Mã Đà và xã Trị An.
Xã Trị An tỉnh Đồng Nai mới sáp nhập từ các xã nào? (Hình từ Internet)
Sau sắp xếp lại đơn vị hành chính, có phải đổi lại giấy tờ không?
Căn cứ Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó quy định về văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp như sau:
Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn được áp dụng do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà sau khi sắp xếp không xác định được cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ văn bản.
Như vậy, sau sáp nhập tỉnh thành không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Song, văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sáp nhập mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với việc gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:
Điều 2. Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính
[...]
5. Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.
6. Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
Như vậy, sắp xếp đơn vị hành chính được gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.