Xã Nghĩa Trụ Hưng Yên sáp nhập từ xã nào sau sắp xếp ĐVHC?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Xã Nghĩa Trụ Hưng Yên sáp nhập từ xã nào sau sắp xếp ĐVHC? Công an cấp xã hay tỉnh có trách nhiệm cập nhật lại địa chỉ cư trú sau sáp nhập tỉnh thành?

Nội dung chính

    Xã Nghĩa Trụ Hưng Yên sáp nhập từ xã nào sau sắp xếp ĐVHC?

    Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 1666/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên năm 2025:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên
    Trên cơ sở Đề án số 360/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên như sau:
    [...]
    28. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Chỉ Đạo, xã Minh Hải và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lạc Đạo thành xã mới có tên gọi là xã Lạc Đạo.
    29. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Việt Hưng, Lương Tài, Đại Đồng, phần còn lại của xã Đình Dù sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 27 Điều này và phần còn lại của xã Lạc Đạo sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 28 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Đại Đồng.
    30. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Long Hưng, Vĩnh Khúc và Nghĩa Trụ thành xã mới có tên gọi là xã Nghĩa Trụ.
    31. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Xuân Quan, Cửu Cao và Phụng Công thành xã mới có tên gọi là xã Phụng Công.
    32. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Tiến (huyện Văn Giang), xã Liên Nghĩa và thị trấn Văn Giang thành xã mới có tên gọi là xã Văn Giang.
    [...]

    Theo đó, từ ngày 01/7/2025, xã Nghĩa Trụ (mới) tại tỉnh Hưng Yên được sáp nhập từ toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của ba xã:

    - Xã Long Hưng

    - Xã Vĩnh Khúc

    - Xã Nghĩa Trụ (cũ)

    Trên đây là nội dung về Xã Nghĩa Trụ Hưng Yên sáp nhập từ xã nào sau sắp xếp ĐVHC?

    Xã Nghĩa Trụ Hưng Yên sáp nhập từ xã nào sau sắp xếp ĐVHC?

    Xã Nghĩa Trụ Hưng Yên sáp nhập từ xã nào sau sắp xếp ĐVHC? (Hình từ Internet)

    Công an cấp xã hay tỉnh có trách nhiệm cập nhật lại địa chỉ cư trú sau sáp nhập tỉnh thành?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 1555/BCA-C06 năm 2025:

    THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN DO THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI VÀ TÊN GỌI CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VỚI HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ, CĂN CƯỚC CÔNG DÂN, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ
    1. Về việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú
    Thực hiện Công điện số 557/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, hoàn thiện các quy định về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Cư trú[1], Bộ Công an đã ban hành văn bản chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung trên, theo đó, Cơ quan quản lý cư trú (Công an cấp xã) có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú khi Nghị quyết, Quyết định của cấp có thẩm quyền về sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị cấp xã được ban hành (Công dân không cần thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú khi có sự điều chỉnh, sáp nhập địa giới hành chính).
    [...]

    Theo quy định trên, cơ quan quản lý cư trú (Công an cấp xã) có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú khi Nghị quyết, Quyết định của cấp có thẩm quyền về sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị cấp xã được ban hành.

    07 nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:

    Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    - Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;

    - Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;

    - Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;

    - Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; có cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

    - Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;

    - Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

    - Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

    Căn cứ tình hình thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; chính quyền địa phương cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên bảo đảm phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

    saved-content
    unsaved-content
    1