Xã Đại Thanh mới sau sáp nhập? Xã Đại Thanh Hà Nội sáp nhập với những xã nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Xã Đại Thanh mới sau sáp nhập? Xã Đại Thanh Hà Nội sáp nhập với những xã nào? Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã như thế nào trong lĩnh vực đất đai sau sáp nhập?

Nội dung chính

    Xã Đại Thanh mới sau sáp nhập? Xã Đại Thanh Hà Nội sáp nhập với những xã nào?

    Ngày 16/06/2025, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội năm 2025. Sau khi sắp xếp, thành Phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.

    Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
    Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
    [...]
    53. Sắp xếp phần còn lại của xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 20 Điều này, phần còn lại của xã Hữu Hòa sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 46 Điều này, phần còn lại của phường Kiến Hưng sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 46, khoản 47 Điều này, phần còn lại của thị trấn Văn Điển sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 20, khoản 52 Điều này, phần còn lại của xã Tả Thanh Oai sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 48 Điều này và phần còn lại của xã Vĩnh Quỳnh sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 52 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Đại Thanh.
    [...]

    Xã Đại Thanh Hà Nội sáp nhập với những xã nào? Như vậy, một phần các xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì), Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh cùng với một phần thị trấn Văn Điển và một phân phường Kiến Hưng sáp nhập lại tạo thành xã Đại Thanh mới.

    Xã Đại Thanh mới sau sáp nhập? Xã Đại Thanh Hà Nội sáp nhập với những xã nào?

    Xã Đại Thanh mới sau sáp nhập? Xã Đại Thanh Hà Nội sáp nhập với những xã nào? (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã như thế nào trong lĩnh vực đất đai sau sáp nhập?

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cụ thể như sau:

    (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định tại Luật Đất đai 2024 như sau:

    - Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 87 và khoản 3 Điều 88 Luật Đất đai 2024;

    - Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 7 Điều 87 và khoản 3 Điều 89 Luật Đất đai 2024;

    - Tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định trưng dụng đất quy định tại khoản 5 Điều 90 Luật Đất đai 2024;

    - Tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất quy định tại khoản 1 Điều 161 Luật Đất đai 2024; tham gia là Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 161 Luật Đất đai 2024;

    - Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 4 Điều 236 Luật Đất đai 2024;

    - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 241 Luật Đất đai 2024.

    (2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định tại Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

    - Tham gia Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;

    - Tham gia Ban Chỉ đạo theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

    Nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính là gì?

    Căn cứ Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính như sau:

    (1) Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

    - Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

    - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

    - Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

    - Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

    (2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau:

    - Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

    - Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    (3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:

    - Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;

    - Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

    saved-content
    unsaved-content
    1