Việc ủy quyền cho người khác đăng ký hộ tịch phải chứng thực trong những trường hợp nào?

Liên quan đến thủ tục đăng ký hộ tịch. Cho hỏi việc ủy quyền cho người khác đăng ký hộ tịch phải chứng thực trong những trường hợp nào? Mong sớm nhận hồi đáp.

Nội dung chính

    Việc ủy quyền cho người khác đăng ký hộ tịch phải chứng thực trong những trường hợp nào?

    Tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:

    - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

    Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

    - Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch 2014 thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

    => Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch thì vẫn phải lập văn bản ủy quyền, nhưng không bắt buộc phải lập văn bản ủy quyền có chứng thực.

    Còn nếu người đi trích lục không có quan hệ như trên thì phải lập văn bản ủy quyền có chứng thực. Quy định trên không áp dụng đối với quy định khi đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    13