Hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú là mẫu nào?

Đăng ký tạm trú bằng hợp đồng thuê nhà? Mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú?

Nội dung chính

    Hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú là mẫu nào?

    Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mới nhất hiện nay được lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2024/NĐ-CP:

    Tải về Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mới nhất

    Thuê nhà có cần đăng ký tạm trú không?

    Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 định nghĩa về nơi tạm trú như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ....
    9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
    ....

    Theo đó, nếu bên thuê phòng trọ sinh sống một khoảng thời gian nhất định tại khu vực phòng trọ và nếu đã đăng ký tạm trú thì nơi đây gọi là nơi tạm trú.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

    Điều kiện đăng ký tạm trú
    1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
    2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
    3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

    Như vậy, nếu người thuê nhà đến thuê nhà ở để lao động, học tập,.. trên 30 ngày thì phải đăng ký tạm trú.

    Hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú là mẫu nào? (hình từ internet)

    Hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú là mẫu nào? (hình từ internet)

    Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

    Căn cứ Điều 164 Luật Nhà ở 2023 về công chứng, chứng thực hợp đồng về nhà ở như sau: 

    - Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Nhà ở 2023.

    Đối với giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

    - Tổ chức thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; Thuê nhà ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

    Đối với giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

    - Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

    Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà. 

    Người thuê nhà cần lưu ý gì về điều kiện để đăng ký tạm trú?

    Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 về những điều kiện mà người thuê nhà phải đáp ứng khi đăng ký tạm trú bao gồm:

    - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

    - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

    - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020 như sau:

    + Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    + Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
    saved-content
    unsaved-content
    136