Việc lấy ý kiến về quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng những hình thức nào?

Việc lấy ý kiến về quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng những hình thức nào? Nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu nào?

Nội dung chính

    Việc lấy ý kiến về quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng những hình thức nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Quy hoạch 2017 quy định về lấy ý kiến về quy hoạch như sau:

    Điều 19. Lấy ý kiến về quy hoạch
    1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, trừ quy hoạch ngành quốc gia thì do cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương liền kề.
    2. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
    3. Việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu Điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
    4. Ý kiến đóng góp phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp.
    5. Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về từng loại quy hoạch.

    Theo đó, việc lấy ý kiến về quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

    Như vậy, việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình lập quy hoạch được thực hiện thông qua các hình thức sau:

    - Gửi hồ sơ, tài liệu đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    - Đăng tải thông tin lên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch để lấy ý kiến công khai.

    Việc lấy ý kiến về quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng những hình thức nào?

    Việc lấy ý kiến về quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng những hình thức nào? (Hình từ Internet)

    Khi được lấy ý kiến về quy hoạch, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần thực hiện điều gì trong thời hạn nhất định?

    Căn cứ tại Điều 12 Luật Quy hoạch 2017 quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch như sau:

    Điều 12. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch
    1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng có quyền tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; cá nhân có quyền tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn yêu cầu.
    3. Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phải tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; tạo điều kiện cho cá nhân tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
    4. Ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về hoạt động quy hoạch phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, khi được lấy ý kiến về quy hoạch, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trong thời hạn yêu cầu do cơ quan lập quy hoạch đề ra.

    Nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Quy hoạch 2017 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 quy định về nhiệp vụ lập quy hoạch như sau:

    Điều 15. Nhiệm vụ lập quy hoạch
    1. Nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Căn cứ lập quy hoạch;
    b) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;
    c) Chi phí lập quy hoạch;
    d) Thời hạn lập quy hoạch;
    đ) Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
    2. Thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch được quy định như sau:
    a) Chính phủ tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
    b) Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng; phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
    c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh.
    3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

    - Căn cứ lập quy hoạch;

    - Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;

    - Chi phí lập quy hoạch;

    - Thời hạn lập quy hoạch;

    - Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.

    Chuyên viên pháp lý Lê Trần Hương Trà
    saved-content
    unsaved-content
    32