Việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp nào và điều kiện để thực hiện là gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp nào và điều kiện để thực hiện là gì?

Nội dung chính

Việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp nào và điều kiện để thực hiện là gì?

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 219 Luật Đất đai 2024 quy định về góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai như sau:

(1) Việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất;

- Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn;

- Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển đô thị; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại các khu nhà chung cư; mở rộng, nâng cấp đường giao thông trong đô thị.

(2) Điều kiện để thực hiện góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai quy định như sau:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Có phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được người sử dụng đất thuộc khu vực dự kiến thực hiện đồng thuận và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 219 Luật Đất đai 2024, được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 219 Luật Đất đai 2024.

Việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp nào và điều kiện để thực hiện là gì?

Việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp nào và điều kiện để thực hiện là gì? (Hình từ Internet)

Trình tự thủ tục góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 1 7 2025

Trình tự thủ tục góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 1 7 2025 được căn cứ tại Mục IV Phần VII Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP.

Nghị định 151/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, được thực hiện đến trước ngày 01 tháng 3 năm 2027.

Như vậy, trình tự thủ tục góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai để thực hiện dự án đầu tư từ ngày 1 7 2025 như sau:

(1) Các chủ sử dụng đất trong phạm vi khu vực dự kiến thực hiện góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai bàn bạc, thống nhất đồng thuận thực hiện, ký kết hợp đồng hợp tác; lựa chọn chủ đầu tư thực hiện phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai là người đại diện các chủ sử dụng đất hoặc liên doanh, liên kết với chủ đầu tư khác đã có tư cách pháp nhân.

(2) Chủ đầu tư lập phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 219 Luật Đất đai 2024 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 219 Luật Đất đai 2024.

Trường hợp phải lập dự án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 219 Luật Đất đai 2024 phê duyệt phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai.

Trường hợp tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 219 Luật Đất đai 2024 thì phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt đối với trường hợp góp quyền sử dụng đất của cá nhân; do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với trường hợp góp quyền sử dụng đất có đối tượng là tổ chức tham gia.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải có văn bản phê duyệt, trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục lập, phê duyệt dự án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với diện tích đất quy định tại điểm b khoản 5 Điều 219 Luật Đất đai 2024.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương VI Nghị định 102/2024/NĐ-CP. Tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất được sử dụng để thực hiện dự án.

(5) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chỉ đạo tiếp nhận các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường, dịch vụ công cộng để quản lý, phục vụ chung cho cộng đồng.

(6) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc ký cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp; chuyển 01 bộ hồ sơ kèm theo 01 bản sao Giấy chứng nhận đã cấp đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để lập, cập nhật hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Việc tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất có được xem là trường hợp góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 219 Luật Đất đai 2024 quy định về góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai như sau:

Điều 219. Góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai
1. Góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai là phương thức sắp xếp lại đất đai trong một khu vực đất nhất định trên cơ sở sự đồng thuận của người sử dụng đất để điều chỉnh lại toàn bộ hoặc một phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình trong khu vực đó theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất;
b) Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn;
c) Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển đô thị; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại các khu nhà chung cư; mở rộng, nâng cấp đường giao thông trong đô thị.
...

Theo đó, việc góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất;

- Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn;

- Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển đô thị; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại các khu nhà chung cư; mở rộng, nâng cấp đường giao thông trong đô thị.

Như vậy, việc tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất được xem là trường hợp góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai.

saved-content
unsaved-content
18