Việc điều chỉnh và sửa đổi Thư bảo lãnh trong quá trình quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa và vai trò như thế nào?
Nội dung chính
Điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh trong quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp là gì?
Tại Điều 26 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh trong quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp như sau:
1. Việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh cho thỏa thuận vay đã ký theo yêu cầu của đối tượng được bảo lãnh được Bộ Tài chính thực hiện khi nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ sau đây:
a) Văn bản đề nghị của đối tượng được bảo lãnh giải trình rõ lý do, nội dung đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh và ảnh hưởng của việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh theo thỏa thuận vay;
b) Các văn bản sửa đổi, bổ sung của thỏa thuận vay đã ký;
c) Ý kiến về việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh của người nhận bảo lãnh;
d) Dự thảo văn bản điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh do người nhận bảo lãnh đề xuất (nếu có).
2. Trường hợp nội dung điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh cho thỏa thuận vay đã ký không làm tăng tổng trị giá vay gốc được Chính phủ bảo lãnh và không thay đổi đối tượng được bảo lãnh, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và phát hành văn bản hoặc phụ lục điều chỉnh Thư bảo lãnh trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 1 Điều này từ đối tượng được bảo lãnh.
3. Trường hợp nội dung điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh cho thỏa thuận vay đã ký làm tăng tổng trị giá vay gốc được Chính phủ bảo lãnh hoặc thay đổi đối tượng được bảo lãnh, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 1 Điều này từ đối tượng được bảo lãnh. Bộ Tài chính phát hành văn bản hoặc phụ lục điều chỉnh Thư bảo lãnh hoặc văn bản thông báo không phê duyệt điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh gửi đối tượng được bảo lãnh trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
4. Quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trái phiếu đã phát hành đã được Bộ Tài chính cấp bảo lãnh Chính phủ
Như vậy, Điều 26 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh Chính phủ trong các thỏa thuận vay, yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ và tuân theo quy trình phê duyệt. Nếu điều chỉnh không làm tăng giá trị vay hoặc thay đổi đối tượng bảo lãnh, Bộ Tài chính có quyền quyết định trong 15 ngày. Trường hợp ngược lại, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định trong thời hạn quy định.
Việc điều chỉnh và sửa đổi Thư bảo lãnh trong quá trình quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa và vai trò như thế nào? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm gì trong quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu và các khoản vốn khác đã tiếp nhận trong quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp?
Tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu và các khoản vốn khác đã tiếp nhận như sau:
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Theo dõi việc rút vốn, trả nợ của đối tượng được bảo lãnh đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thống kê vào hệ thống quản lý nợ của Bộ Tài chính;
b) Đối chiếu số dư nợ bảo lãnh định kỳ hàng năm với đối tượng được bảo lãnh và với người nhận bảo lãnh.
Tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ngân hàng phục vụ trong quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu và các khoản vốn khác đã tiếp nhận như sau:
3. Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ trong suốt quá trình rút vốn, trả nợ của Dự án;
b) Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về số dư và biến động thu, chi của tài khoản dự án hoặc tài khoản khác có liên quan tới việc rút vốn và trả nợ của đối tượng được bảo lãnh (nếu có);
c) Trường hợp số dư tài khoản dự án nhỏ hơn mức cam kết, ngân hàng phục vụ có quyền yêu cầu đối tượng được bảo lãnh chuyển tiền bổ sung và gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn duy trì số dư theo quy định của Nghị định này.
Phí bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Tại Điều 27 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định về phí bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp như sau:
1. Phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được Bộ Tài chính xác định trên cơ sở kết quả thẩm định phương án tài chính của dự án đầu tư, tình hình tài chính của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư nhưng tối đa không vượt quá 2%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh.
2. Mức phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được xác định là tổng của hai mức phí:
a) Tính theo hệ số trả nợ bình quân 05 năm đầu của dự án đầu tư; và
b) Tính theo hệ số năng lực tài chính của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu.
3. Mức phí bảo lãnh chính phủ được quy định cụ thể trong Biểu phí bảo lãnh chính phủ tại Phụ lục II Nghị định này.