Việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra được quy định như thế nào?

Việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra được quy định ra sao? Ai quyết định việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra?

Nội dung chính

    Việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra được quy định như thế nào?

    Việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra đuợc quy định tại Điều 19 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung như sau:

    - Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì giải quyết việc thực hiện bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trên đường sắt quốc gia.

    - Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí giải quyết sự cố, tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

    - Sau khi giải quyết xong hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và bên gây ra thiệt hại thỏa thuận khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và phải có bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức độ và hình thức, thời gian thực hiện bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan.

    - Trường hợp các bên liên quan trong vụ sự cố, tai nạn giao thông không tự thỏa thuận khắc phục hậu quả được thì thực hiện theo kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền.

    - Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trên đường sắt chuyên dùng.

     

    14