Mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra được xác định như thế nào?

Việc xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra được xác định như thế nào?

    Việc xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị gây ra được quy định tại Điều 29 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) với nội dung như sau:

    - Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị chủ trì xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trong phạm vi tuyến đường sắt được giao kinh doanh, khai thác và có trách nhiệm:

    + Tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí thiệt hại về phương tiện giao thông đường sắt, thiệt hại ảnh hưởng đến chạy tàu do sự cố, tai nạn gây ra;

    + Lập dự toán chi phí thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra theo quy định của pháp luật trình cơ quan quản lý theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để làm cơ sở bồi thường thiệt hại.

    - Trường hợp cần sự xác minh, Điều tra của cơ quan Điều tra thì trên cơ sở kết luận của cơ quan Điều tra về xử lý vi phạm và Điều tra xác minh, giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và mức độ thiệt hại thực tế để làm căn cứ bồi thường.

    15