Việc phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt được quy định như thế nào?

Việc phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Việc phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì việc phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt được quy định như sau:

    - Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải được tiến hành phân tích nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tương tự xảy ra. Việc phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành.

    - Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, Chủ tịch Hội đồng được thành lập theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 5 Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT có trách nhiệm thông báo kết quả đến các cơ quan, tổ chức sau:

    + Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt quốc gia;

    + Cơ quan quản lý theo phân cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt đô thị;

    + Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.

    - Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm báo cáo kết quả phân tích tai nạn giao thông đường sắt về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

    23