Việc bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải phải đáp ứng những điều kiện nào theo luật định?
Nội dung chính
Việc bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải phải đáp ứng những điều kiện nào theo luật định?
Ngày 27/8/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Pháp lệnh này quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp và thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Theo đó, điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Cụ thể như sau:
a) Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
b) Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
c) Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;
d) Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó;
đ) Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó.
Trên đây là nội dung hỗ trợ đối với thắc mắc của bạn về điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008.