Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời? Mẫu bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng chuẩn theo văn khấn cổ truyền
Nội dung chính
Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời? Mẫu bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng chuẩn theo văn khấn cổ truyền
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm. Trong năm 2025, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ Tư, ngày 12 tháng 2 dương lịch.
Ngày Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để gia đình, họ hàng và cộng đồng tăng cường kết nối, chia sẻ niềm vui, đồng thời cầu chúc sự tốt lành và bình an cho cả năm.
Vào ngày Rằm tháng Giêng ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng trong nhà để tưởng nhớ tổ tiên, nhiều gia đình còn thực hiện lễ cúng ngoài trời nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh và cầu mong một năm mới bình an, may mắn.
Lễ cúng ngoài trời trong ngày Rằm tháng Giêng thể hiện sự tôn kính đối với trời đất, các vị thần linh cai quản và mong muốn nhận được sự phù hộ độ trì cho gia đình. Đây cũng là dịp để gia chủ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và mọi việc hanh thông.
Mâm cúng ngoài trời thường được chuẩn bị tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, nhưng thường bao gồm:
- Hương, đèn nến: Thể hiện sự sáng suốt và tôn kính.
- Hoa tươi: Thường là hoa cúc vàng, biểu trưng cho sự tươi mới và tinh khiết.
- Trầu cau: Thể hiện sự gắn kết và lòng thành.
- Mâm ngũ quả: Bao gồm năm loại quả với màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành và mong muốn đủ đầy.
- Xôi hoặc bánh chưng: Biểu trưng cho sự no đủ và may mắn.
- Gà luộc: Thể hiện sự thanh khiết và lòng thành kính.
- Rượu, nước: Biểu trưng cho sự tinh khiết và lòng thành.
- Tiền vàng mã: Thể hiện sự tri ân và cầu mong tài lộc.
Tham khảo Mẫu bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời chuẩn theo văn khấn cổ truyền như sau:
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ Tín chủ (chúng) con là: …………………. Ngụ tại: ……………………………………….. Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân Văn Xương Văn Khúc tinh quân Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn La Hầu, Kế Đô tinh quân Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu: Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe. Đèn trời xán lạn. Chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân. Lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc. Lòng thành có dư. Mệnh vị an cư. Thân cung khang thái. Phục duy cẩn cáo! |
(Nội dung về Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời? Mẫu bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng chuẩn theo văn khấn cổ truyền chỉ mang tính chất tham khảo)
Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời? Mẫu bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng chuẩn theo văn khấn cổ truyền (Ảnh từ Internet)
Ngày Rằm tháng Giêng có phải là ngày lễ lớn trong nước không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên không có liệt kê về ngày Rằm tháng Giêng. Do đó, ngày Rằm tháng Giêng không phải là ngày lễ lớn trong nước ở Việt Nam.