Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hành chính được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hành chính được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Nội dung chính

    Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hành chính được quy định như thế nào theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

    Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.

    Theo quy định tại Điều 10 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) thì:

    Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính quy định tại Điều 19 của Luật này bao gồm:

    - Bản án, quyết định hình sự của Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính phạm tội ra bản án trái pháp luật, tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc;

    - Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị cuối cùng của Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    - Quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính vì đã ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc nhưng được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự;

    - Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án có thẩm quyền xác định người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc và quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đó xác định hành vi trái pháp luật của người ra bản án, quyết định có đủ căn cứ để xử lý kỷ luật hoặc xử lý trách nhiệm hình sự nhưng chưa bị xử lý thì người đó chết;

    - Quyết định xử lý kỷ luật người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính đã có hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc;

    - Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.

    Ngoài nội dung này, chúng tôi xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin sau:

    Tố tụng hành chính là một trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN), có phạm vi bồi thường khá rộng tương tự như hai lĩnh vực còn lại là thi hành án và tố tụng dân sự, hình sự, đồng thời cũng là lĩnh vực có khả năng phát sinh yêu cầu bồi thường cao.

    Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hành chính cũng tương tự như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chỉ khác nhau về đối tượng gây thiệt hại:

    Thứ nhất, phải có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

    Thứ hai, phải có thiệt hại thực tế.

    Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

     

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    19
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ