Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm Tố tụng hành chính hiện nay được quy định ra sao?

Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm Tố tụng hành chính hiện nay được quy định như thế nào? Văn bản nào hiện đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm Tố tụng hành chính hiện nay được quy định ra sao?

    Theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC thì hát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm được quy định như sau:

    - Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính (theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn), sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về những vấn đề sau đây:

    + Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

    Trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục vi phạm về thủ tục tố tụng thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu; trường hợp không chấp nhận thì nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận của Hội đồng xét xử được thảo luận và thông qua tại phòng xử án và được ghi vào biên bản phiên tòa.

    + Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án;

    + Về việc giải quyết vụ án như sau:

    ++ Phân tích, đánh giá, nhận định về nội dung tranh chấp và các tình tiết của vụ án;

    ++ Đánh giá, nhận định về tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án;

    ++Nêu rõ căn cứ pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án; đề nghị Tòa án kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên (nếu có);

    ++ Nêu rõ quan điểm về các vấn đề Hội đồng xét xử phải quyết định quy định tại khoản 3 Điều 191, khoản 2 Điều 193 Luật TTHC; về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị của người khởi kiện, người bị kiện, yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    -Văn bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên phải có chữ ký của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

     

    12