Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần đảm bảo những yếu tố gì khi giao cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ?
Nội dung chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần đảm bảo những yếu tố gì khi giao cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý
1. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao cho đối tượng quản lý, sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể về quy mô chợ, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương và quy định của pháp luật.
Việc giao đất, cho thuê đất, thu tiền thuê đất, miễn, giảm tiền thuê đất và quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ trên địa bàn đảm bảo thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, phù hợp với quy mô chợ, quy định pháp luật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi giao cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan.
- Đảm bảo trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan.
- Phù hợp với quy mô chợ, quy định pháp luật và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần đảm bảo những yếu tố gì khi giao cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ? (Hình ảnh từ Internet)
Hồ sơ quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ mới và sở hữu toàn dân gồm những gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý
...
2. Trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới và tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân:
a) Chủ đầu tư dự án (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới), đơn vị chủ trì quản lý tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) có văn bản kèm theo hồ sơ về tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh. Hồ sơ gồm:
Tờ trình của chủ đầu tư dự án/đơn vị chủ trì quản lý tài sản về việc giao tài sản cho đối tượng quản lý: 01 bản chính;
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: 01 bản chính;
Văn bản đề nghị được giao tài sản của đối tượng (trong trường hợp dự kiến giao tài sản cho doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập): 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có): 01 bản chính;
Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng (đối với tài sản được đầu tư xây dựng mới): 01 bản chính;
Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân (đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công): 01 bản chính;
Hồ sơ hoàn công (đối với công trình đầu tư xây dựng mới): 01 bản sao;
Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
Như vậy, chủ đầu tư dự án (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới), đơn vị chủ trì quản lý tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017) có văn bản kèm theo hồ sơ về tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh. Hồ sơ gồm:
- Tờ trình của chủ đầu tư dự án hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản về việc giao tài sản cho đối tượng quản lý (01 bản chính).
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng (01 bản chính).
- Văn bản đề nghị giao tài sản của đối tượng (nếu dự kiến giao tài sản cho doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập) (01 bản chính).
- Danh mục tài sản đề nghị giao, bao gồm tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh, giá trị tài sản, và đánh giá tình trạng tài sản (nếu có) (01 bản chính).
- Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng (đối với tài sản mới) (01 bản chính).
- Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân (đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân) (01 bản chính).
- Hồ sơ hoàn công (đối với công trình xây dựng mới) (01 bản sao).
- Giấy tờ khác có liên quan (nếu có) (01 bản sao).
Đối tượng nào được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức ghi tăng tài sản?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ
...
3. Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ:
a) Giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức ghi tăng tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này (sau đây gọi là đơn vị), Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (sau đây gọi là cơ quan);
b) Giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để thực hiện việc kinh doanh chợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
c) Giao cho cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ để lập phương án khai thác trong trường hợp tài sản đã giao cho đơn vị sự nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng thực tế việc quản lý, sử dụng và khai thác không hiệu quả.
Như vậy, đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức ghi tăng tài sản là đơn vị sự nghiệp công lập và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định trên.