Trong trường hợp nào thì người đi bộ sang đường không cần phải có tín hiệu bằng tay?

Trong trường hợp nào thì người đi bộ sang đường không cần phải có tín hiệu bằng tay? Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên ra sao?

Nội dung chính

    Người đi bộ có phải người tham gia giao thông hay không?

    Căn cứ tại khoản 8 Điều 2 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

     Giải thích từ ngữ
    1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
    ...
    8. Người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi trên đường bộ; người đi bộ trên đường bộ.
    9. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển xe cơ giới (sau đây gọi là người lái xe), người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

    Theo đó, người đi bộ trên đường bộ cũng là người tham gia giao thông đường bộ theo quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

    Trong trường hợp nào thì người đi bộ sang đường không cần phải có tín hiệu bằng tay?

    Trong trường hợp nào thì người đi bộ sang đường không cần phải có tín hiệu bằng tay? (Hình từ Internet) 

    Trong trường hợp nào thì người đi bộ sang đường không cần phải có tín hiệu bằng tay?

    Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

    Người đi bộ; trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ
    1. Người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:
    a) Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
    b) Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
    c) Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Theo đó, người đi bộ sang đường đi bộ sang đường chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

    Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:

    Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;
    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
    c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

    Như vậy, các trường hợp người đi bộ sang đường không cần phải có tín hiệu bằng tay bao gồm:

    - Có đèn tín hiệu

    - Có vạch kẻ đường

    - Cầu vượt

    - Hầm dành cho người đi bộ.

    Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên ra sao?

    Căn cứ Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

    Bên cạnh đó, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:

    - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

    - Tín hiệu đèn giao thông;

    - Biển báo hiệu đường bộ;

    - Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;

    - Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;

    - Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

    Trong đó, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:

    - Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

    - Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;

    - Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

    Chuyên viên pháp lý Phạm Thị Thu Hà
    25
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ