Trình và chuyển giao văn bản đến Lãnh đạo Tổng cục thuế được quy định như thế nào?

Trình và chuyển giao văn bản đến Lãnh đạo Tổng cục thuế được quy định như thế nào? Lãnh đạo Phòng Hành chính phân loại văn bản đến, để riêng văn bản phải làm gì?

Nội dung chính

    Trình và chuyển giao văn bản đến Lãnh đạo Tổng cục thuế được quy định như thế nào?

    Việc trình và chuyển giao văn bản đến Lãnh đạo Tổng cục thuế được quy định tại Tiểu mục 1 Mục II Phần II Quy trình tiếp nhận, quản lý văn bản đi, đến của Cơ quan Tổng cục thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2220/QĐ-TCT năm 2015 như sau:

    Văn bản đến phải trình Lãnh đạo Tổng cục gồm các loại sau đây:

    - Văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị);

    - Văn bản của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương; tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    - Văn bản chỉ đạo, điều hành; hướng dẫn chính sách, chế độ tài chính, thuế của Bộ Tài chính;

    - Văn bản liên quan các vụ án; đơn thư khiếu tố công chức, viên chức ngành Thuế; báo cáo kết quả giải quyết đơn thư khiếu tố theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính;

    - Văn bản mật;

    - Văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam hoặc từ nước ngoài gửi về;

    - Giấy mời họp, hội thảo, tiếp khách, dự tiệc vv...

    + Lãnh đạo Phòng Hành chính phân loại văn bản đến, để riêng văn bản phải trình Lãnh đạo Tổng cục, đối với các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính, hoặc văn bản đến có nội dung phải trình lãnh đạo Tổng cục thì phải gắn phiếu trình và chuyển Lãnh đạo Văn phòng ký trình.

    + Lãnh đạo Văn phòng đọc nội dung làm thủ tục trình lãnh đạo Tổng cục, đề xuất đơn vị giải quyết văn bản đến, ký phiếu trình lãnh đạo Tổng cục theo lĩnh vực phân công phụ trách;

    ++ Trường hợp văn bản Tối mật, Tuyệt mật không có dòng chữ "chỉ người có tên mới được bóc bì" thì lãnh đạo Văn phòng trình Tổng cục trưởng hoặc phó Tổng cục thường trực;

    ++ Trường hợp văn bản gửi đích danh Lãnh đạo Tổng cục có ghi mức độ khẩn, nhưng Lãnh đạo Tổng cục đó đi vắng hoặc bì văn bản Tối mật, Tuyệt mật nhưng Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng thường trực đều đi vắng thì lãnh đạo Văn phòng được bóc bì để trình Lãnh đạo Tổng cục khác chỉ đạo giải quyết kịp thời.

    6