Nguyên tắc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong ngành Hải quan được quy định như thế nào?

Nguyên tắc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong ngành Hải quan được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Nguyên tắc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong ngành Hải quan được quy định như thế nào?

    Nguyên tắc trang bị, quản lý sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn của ngành Hải quan quy định tại Điều 15 Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

    -  Phương tiện PCCC-CNCH phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

    + Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho PCCC-CNCH.

    + Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

    - Phương tiện PCCC-CNCH sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

    - Phương tiện PCCC-CNCH lắp ráp, hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

    - Phương tiện PCCC-CNCH phải được quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng các quy định. Được quản lý chặt chẽ và luôn luôn đảm bảo sẵn sàng PCCC-CNCH. Bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, cách thức, an toàn, Tiết kiệm và hiệu quả.

    - Lựa chọn, trang bị phương tiện PCCC-CNCH phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cháy của tài sản, con người phải bảo vệ.

    -  Phương tiện PCCC-CNCH chỉ được sử dụng cho Mục đích cho PCCC-CNCH và luyện tập, thực tập cho công tác PCCC-CNCH hoặc có thể được tham gia, sử dụng cho Mục đích chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

    -  Nghiêm cấm:

    + Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, cho mượn phương tiện PCCC-CNCH được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và các hành vi trục lợi khác.

    + Tự ý thay đổi cấu tạo, tính năng, tác dụng của phương tiện PCCC-CNCH.

    + Sử dụng phương tiện PCCC-CNCH không đúng Mục đích, định mức, chế độ.

    + Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện PCCC-CNCH được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng.

    - Việc trang bị cần phù hợp với Điều kiện, khả năng đảm bảo kinh phí của đơn vị trong từng giai đoạn

    14