Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Trách nhiệm của công ty TNHH MTV nhà nước bị giải thể trong xử lý tài chính là gì?

Trách nhiệm của công ty TNHH MTV nhà nước bị giải thể trong xử lý tài chính là gì? Trách nhiệm của công ty TNHH MTV nhà nước bị giải thể trong xử lý tài chính được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của công ty TNHH MTV nhà nước bị giải thể trong xử lý tài chính là gì?

    Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 129/2015/TT-BTC thì trách nhiệm của công ty TNHH MTV bị giải thể như sau:

    1. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, công ty TNHH MTV bị giải thể có trách nhiệm:
    a) Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm quy định tại Luật doanh nghiệp và chấm dứt các hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
    b) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực:
    - Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có đảm bảo, nợ có đảm bảo một phần, nợ không có đảm bảo). Các khoản lãi kèm theo nợ phải trả (nếu có) chỉ tính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực.
    - Lập danh sách khách nợ và số nợ phải thu (phân loại nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi).
    c) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty.
    2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, công ty phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
    a) Báo cáo tài chính, sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của công ty; danh sách các chủ nợ, khách nợ của công ty;
    b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của công ty (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.

    Trên đây là quy định về trách nhiệm của công ty TNHH MTV nhà nước bị giải thể trong xử lý tài chính.


    8