Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tài chính được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tài chính được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tài chính được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành thì được quy định như sau:  

    - Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao.

    - Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao.

    - Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính trong cơ quan, trong đó phải công khai tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức một số nội dung: nhu cầu biên chế tăng thêm, các khoản chi đoàn đi công tác nước ngoài, mua sắm xe ô tô, mua sắm, sửa chữa tài sản và chi tiêu tiếp khách, hội nghị... theo đối tượng sử dụng, tiêu chuẩn định mức để tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của nhà nước.

    - Hàng năm báo cáo kết quả việc thực hiện chế độ tự chủ với cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính, nội vụ cùng cấp (trường hợp cơ quan không có đơn vị cấp dưới trực thuộc) theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này.

    8