Tòa sơ thẩm chấp nhận kháng cáo của người không có quyền kháng cáo thì phải giải quyết như thế nào?

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện việc Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận đơn kháng cáo và cho người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nhưng người này lại không có quyền kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết thế nào?

Nội dung chính

    Tòa sơ thẩm chấp nhận kháng cáo của người không có quyền kháng cáo thì phải giải quyết như thế nào?

    Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm nhầm lẫn về chủ thể kháng cáo nên cho người không có quyền kháng cáo được nộp tạm ứng án phí phúc thẩm, chấp nhận kháng cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm. Có thể đây là một nhầm lẫn hy hữu vì khi chấp nhận kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm còn phải làm nhiều thủ tục khác như thông báo việc kháng cáo, cấp giấy chứng nhận đã nhận kháng cáo, vào sổ theo dõi kháng cáo … trước khi chuyển hồ sơ kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm.

    Đối với trường hợp hy hữu này, theo chúng tôi Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết tương tự như việc xem xét đơn kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo không phải chủ thể kháng cáo thì ra quyết định không chấp nhận đơn kháng cáo, trả lại đơn và trả lại cho người không có quyền kháng cáo dự phí án phí phúc thẩm mà họ đã được Tòa án cấp sơ thẩm cho nộp.

    5