Tổ chức tín dụng có được sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh?

Tổ chức tín dụng có được sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh? Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tổ chức tín dụng có được sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh?

    Căn cứ theo Điều 139 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về kinh doanh bất động sản quy định như sau:

    Kinh doanh bất động sản
    Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:
    1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
    2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết;
    3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này. Trường hợp mua lại bất động sản phải bảo đảm mục đích sử dụng quy định tại khoản 1 Điều này và tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định quy định tại khoản 3 Điều 144 của Luật này.

    Theo đó, tổ chức tín dụng được sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh

    Tổ chức tín dụng có được sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh? Tổ chức tín dụng có được sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh? (Hình từ Internet)

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 8 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản như sau:

    - Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

    - Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.

    - Không công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

    - Gian lận, lừa dối, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.

    - Thu tiền trong bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai không đúng quy định của Luật này; sử dụng tiền thu từ bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai trái quy định của pháp luật.

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

    - Cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

    - Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

    Yêu cầu đối với dự án bất động sản quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 11 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 về yêu cầu đối với dự án bất động sản quy định như sau:

    Yêu cầu đối với dự án bất động sản
    1. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    2. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.
    3. Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở và pháp luật có liên quan.
    4. Tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng.
    5. Dự án bất động sản phải được đầu tư xây dựng theo tiến độ, quy hoạch, thiết kế và trong thời hạn thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
    6. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, ngoài việc đáp ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì còn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

    Theo đó, yêu cầu đối với dự án bất động sản quy định như sau:

    - Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    - Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.

    - Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở và pháp luật có liên quan.

    - Tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng.

    - Dự án bất động sản phải được đầu tư xây dựng theo tiến độ, quy hoạch, thiết kế và trong thời hạn thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    - Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhà ở, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:

    + Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    + Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.

    + Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở và pháp luật có liên quan.

    + Tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng.

    + Dự án bất động sản phải được đầu tư xây dựng theo tiến độ, quy hoạch, thiết kế và trong thời hạn thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    16