Tỉnh An Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập tỉnh, thành?
Nội dung chính
Tỉnh An Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập tỉnh, thành?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố. Trong đó, tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thực hiện sáp nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang.
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1654/NQ-UBTVQH15 năm 2025 tỉnh An Giang sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh An Giang có 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 85 xã, 14 phường và 03 đặc khu. Trong đó, 06 xã không thực hiện sắp xếp là các xã Mỹ Hòa Hưng, Bình Giang, Bình Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Tiên Hải. Dưới đây là danh sách 49 xã tại tỉnh An Giang sau sáp nhập tỉnh có thể tham khảo:
STT | Tên xã mới | STT | Tên xã mới |
1 | An Phú | 22 | Núi Cấm |
2 | Vĩnh Hậu | 23 | Ba Chúc |
3 | Nhơn Hội | 24 | Tri Tôn |
4 | Khánh Bình | 25 | Ô Lâm |
5 | Phú Hữu | 26 | Cô Tô |
6 | Tân An | 27 | Vĩnh Gia |
7 | Châu Phong | 28 | An Châu |
8 | Vĩnh Xương | 29 | Bình Hòa |
9 | Phú Tân | 30 | Cần Đăng |
10 | Phú An | 31 | Vĩnh Hanh |
11 | Bình Thạnh Đông | 32 | Vĩnh An |
12 | Chợ Vàm | 33 | Chợ Mới |
13 | Hòa Lạc | 34 | Cù Lao Giêng |
14 | Phú Lâm | 35 | Hội An |
15 | Châu Phú | 36 | Long Điền |
16 | Mỹ Đức | 37 | Nhơn Mỹ |
17 | Vĩnh Thạnh Trung | 38 | Long Kiến |
18 | Bình Mỹ | 39 | Thoại Sơn |
19 | Thạnh Mỹ Tây | 40 | Óc Eo |
20 | An Cư | 41 | Định Mỹ |
21 | Núi Cấm | 42 | Phú Hòa |
… | … | … | … |
79 | Vĩnh Hòa Hưng | 80 | Vĩnh Tuy |
81 | Giồng Riềng | 82 | Thạnh Hưng |
83 | Long Thạnh | 84 | Hòa Hưng |
85 | Ngọc Chúc |
|
|
Tỉnh An Giang còn bao nhiêu xã sau sáp nhập tỉnh, thành? (Hình từ Internet)
Đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định như sau:
Điều 4. Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp
1. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trừ trường hợp nhập từ 03 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên.
Trường hợp đã thực hiện sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề nhưng do có các yếu tố đặc thù về văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, cộng đồng dân cư, điều kiện địa lý tự nhiên nên không thể nhập, điều chỉnh thêm với đơn vị hành chính cùng cấp khác dẫn đến đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp không đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định thì đơn vị hành chính sau sắp xếp phải đạt một trong các điều kiện sau đây:
a) Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng, tiêu chuẩn còn lại phải đạt từ 70% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng và quy mô dân số đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
c) Đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng và quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
d) Trường hợp khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.
2. Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mà giảm được số lượng đơn vị hành chính thì không áp dụng tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính cấp huyện hình thành sau sắp xếp.
3. Đơn vị hành chính đô thị dự kiến hình thành sau sắp xếp phải đáp ứng tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, loại đô thị đối với thành phố, thị xã, thị trấn hoặc trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với quận, phường theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Phạm vi phân loại đô thị đối với thành phố, thị xã, thị trấn dự kiến hình thành sau sắp xếp và phạm vi đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với quận, phường dự kiến hình thành sau sắp xếp phải căn cứ vào một trong các quy hoạch là quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.
Theo đó, đơn vị hành chính cấp huyện, đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định trên.
Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì bản đồ địa chính thành lập theo đơn vị hành chính cấp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định như sau:
Điều 25. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và đối tượng địa lý liên quan, thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa chính bao gồm:
a) Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
b) Thu thập thông tin, dữ liệu về thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
c) Thành lập bản đồ địa chính;
d) Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.
3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã. Ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.