Thủ tục làm hồ sơ cho thanh niên xung phong

Bà ngoại cháu tham gia thanh niên đi tải đạn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nhưng chưa được nhận chế độ. Bà cháu qua đời tháng 5/2015. Nay gia đình cháu muốn làm chế độ cho bà thì thủ tục như thế nào?

Nội dung chính

    Tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ qui định về chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Thông tư Liên tịch số 08/2012, ngày 16/4/2012 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ- TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự thủ tục làm hồ sơ như sau: - Bước 1: Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của thanh niên xung phong (trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần) nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định cho UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), UBND cấp xã tổ chức hội nghị và lập biên bản xác nhận hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp, tổng hợp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong, gửi UBND cấp huyện (gửi qua phòng nội vụ). - Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), UBND cấp huyện (Phòng Nội vụ) kiểm tra hồ sơ và tổng hợp báo cáo UBND cấp tỉnh (gửi qua Sở Nội vụ). - Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xét duyệt, thẩm định, tổng hợp, trình UBND cấp tỉnh ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp cho thanh niên xung phong. Đối với trường hợp thanh niên xung phong không còn một trong các giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 4 Thông tư Liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BVN-BTC ngày 16/4/2012, Sở Nội vụ tổng hợp, chuyển danh sách đối tượng đến Hội cựu Thanh niên xung phong cấp tỉnh đề nghị kiểm tra, xác nhận cho ý kiến trước khi trình UBND cấp tỉnh ra quyết định. - Bước 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định về giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong (theo từng đợt), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành việc tổng hợp danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp một lần. Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là thanh niên xung phong: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của UBND cấp xã; lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương như giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong; giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ. Trường hợp thanh niên xung phong không còn một trong các giấy tờ quy định tại Điểm a và b nêu trên thì phải nộp bản khai có chứng thực của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia thanh niên xung phong (bản chính). UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi thanh niên xung phong nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác.

    1