Thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Thời gian nào để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức? Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Nội dung chính

    Thời gian nào để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức?

    Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV có quy định về thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức bao gồm:

    - Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

    - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

    - Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

    Thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức là gì?

    Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:

    Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
    ...
    2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
    Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
    a) Đối với cán bộ, công chức:
    Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
    - Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
    b) Đối với viên chức và người lao động:
    - Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
    - Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
    ...

    Như vậy, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức là:

    - Đối với cán bộ, công chức:

    + Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

    +Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

    - Đối với viên chức:

    + Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

    + Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

    Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên là bao lâu?

    Tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV có quy định về thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:

    Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
    ......
    a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
    - Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
    - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
    - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
    ...

    Như vậy, thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:

    - Đối với chức danh chuyên gia cao cấp là 5 năm (đủ 60 tháng);

    - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên là 3 năm (đủ 36 tháng);

    - Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ là 2 năm (đủ 24 tháng).

    93
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ