Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Thỏa thuận hiệu lực của Hợp đồng

Luật sư cho em hỏi trường hợp 2 bên ký kết Hợp đồng ngày 15/1/2011 nhưng thỏa thuận thời điểm có hiệu lưc và bắt đầu thực hiện Hợp đồng là ngày 1/1/2011 thì có phù hợp với quy định pháp luật không ạ?

Nội dung chính

    Thỏa thuận hiệu lực của Hợp đồng

    Về nguyên tắc hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn được xác định theo sự thỏa thuận hoặc theo sự quy định của pháp luật. Vì vậy hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau đây:

    • Hợp đồng bằng miệng hoặc bằng các hành vi cụ thể có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng.
    • Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
    • Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng đó được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép.
    • Ngoài ra hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận với nhau hoặc trong trường hợp pháp luật đã quy định cụ thể (ví dụ: Điều 466 Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng tặng cho động sản: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”).

               Hợp đồng chỉ có thể có hiệu lực tại thời điểm giao kết hoặc sau khi giao kết chứ không thể có hiệu lực "trở về trước" được. Bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên để xác lập quyền và nghĩa vụ. Nếu các bên đã thực hiện một công việc nào đó nhưng chưa thỏa thuận quyền và nghĩa vụ với nhau hoặc chỉ thỏa thuận bằng lời nói thì có thể quy định trong hợp đồng bằng văn bản "lập sau" để thừa nhận các quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp này, hợp đồng vẫn có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng (nếu hợp đồng không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực)

    11