Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp nào không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Em đang có một số thắc mắc về pháp lý trong lĩnh vực kế toán. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp nào không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp nào không được cung cấp dịch vụ kế toán?

    Theo quy định hiện hành tại Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán được quy định như sau:

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:

    1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    2. Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán 2015
    3. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.

    Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán được quy định tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.

    6