Theo như quy định thì kích thước tối đa cho phép đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc là bao nhiêu?

Kích thước cho phép lớn nhất của rơ moóc và sơ mi rơ moóc được quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật?

Nội dung chính

    Theo như quy định thì kích thước tối đa cho phép đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc là bao nhiêu?

    Kích thước cho phép lớn nhất của rơ moóc và sơ mi rơ moóc được quy định cụ thể tại Điểm 2.1 Quy chuẩn quốc gia QCVN 11:2015/BGTVT về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc, theo đó:

    - Chiều dài của xe phải bảo đảm yêu cầu: Khi kết nối với xe kéo, chiều dài xe ô tô rơ moóc (xe ô tô kéo rơ moóc), xe ô tô sơ mi rơ moóc (xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc) không lớn hơn 20 m.

    - Chiều rộng: Không lớn hơn 2,5 m.

    - Chiều cao: Không lớn hơn 4,0 m.

    - Khoảng sáng gầm xe: Không nhỏ hơn 120 mm (trừ các loại xe chuyên dùng). Đối với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí lớn nhất.

    - Chiều dài đuôi xe tính toán (ROH) là khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm của trục hoặc nhóm trục (đường ROH) đến điểm sau cùng của xe và phải thỏa mãn yêu cầu sau (không áp dụng đối với xe chuyên dùng nêu tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ-Kiểu-Thuật ngữ và định nghĩa”):

    + Không lớn hơn 65% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe chở khách.

    + Không lớn hơn 60% chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) đối với xe chở hàng.

    Trong đó: Chiều dài cơ sở tính toán (Lcs) là khoảng cách từ đường ROH tới mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục của cầu thứ nhất (đối với rơ moóc) hoặc đến đường tâm chốt kéo ở vị trí thẳng đứng (đối với sơ mi rơ moóc) (tham khảo tại Hình 1). Việc xác định đường ROH được xác định theo nguyên tắc sau đây:

    + Đối với trục sau là trục đơn thì đường ROH đi qua tâm trục đó;

    + Đối với trường hợp xe có 2 trục sau hoặc cụm trục kép thì nếu cả 2 trục lắp với số lượng lốp bằng nhau thìđường ROH đi qua điểm giữa hai trục; nếu một trục lắp gấp đôi số  lượng lốp so với trục còn lại thì đường ROH đi qua điểm bằng 2 phần 3 khoảng cách từ tâm trục có số lốp ít hơn đến tâm trục có số lốp nhiều hơn;

    + Đối với trường hợp xe có cụm trục 3 thì đường ROH đi qua điểm giữa của 2 tâm trục phía ngoài cùng;

    + Trường hợp cụm trục sau gồm trục dẫn hướng, trục tự lựa, trục nâng hạ kết hợp với trục khác (trục không dẫn hướng) thì chỉ có các trục không dẫn hướng được xem xét trong việc xác định đường ROH.

    Trên đây là tư vấn về kích thước cho phép lớn nhất của rơ moóc và sơ mi rơ moóc. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 11:2015/BGTVT về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc.

    995