Thay đổi thời gian làm việc
Nội dung chính
Thay đổi thời gian làm việc
Đầu tiên, về việc thay đổi thời gian làm việc thì hiện nay không có quy định hạn chế mà căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 thì NSDLĐ có quyền quy định thời gian làm việc này. Theo đó, nếu như NLĐ của công ty chị đã đồng ý với việc này thì đơn vị đương nhiên được thực hiện thay đổi. Tuy nhiên, khi thay đổi thời gian làm việc như vậy thì có một số điểm sau cần lưu ý:
1- Nếu thay đổi này là thay đổi ổn định (sẽ trong thời gian dài hoặc chưa xác định được thời điểm thay đổi lại): công ty chị có thể (cần phải) thay đổi nội quy công ty, phần quy định về thời gian làm việc hoặc thay đổi quy định về thời gian làm việc của các bộ phận bị thay đổi (nếu như không có nội quy hoặc nội quy không quy định). Việc thay đổi nội quy này chỉ thực hiện khi mà sự thay đổi là ổn định, còn nếu như nó chỉ là thay đổi tạm thời trong thời gian ngắn (1-2 tuần lễ) thì công ty chị không cần (không nên) thay đổi theo hướng này vì nó sẽ làm rắc rối cho DN về mặt thủ tục.
2- Trong trường hợp không thay đổi nội quy (vì việc thay đổi này chỉ là tạm thời) thì công ty của chị có thể ra một quyết định áp dụng thời gian làm việc tạm thời này (cách quy đổi/thay đổi thời gian làm việc, những người nào phải thay đổi, thời gian thay đổi ...) để áp dụng.
3- Kiểm tra lại nội dung của HĐLĐ: theo quy định của Bộ Luật lao động 2012 thì thời gian làm việc là một trong những nội dung phải có trên hợp đồng, và khi thay đổi nội dung này thì phải có sự thống nhất của NSDLĐ và NLĐ. Như vậy, nếu như trên HĐLĐ của NLĐ ghi rõ, chi tiết về thời gian làm việc (ghi rõ là làm việc từ 7h đến 16h, thời gian nghỉ ngơi ...) thì như vậy nếu đơn vị muốn bố trí NLĐ thay đổi giờ làm việc, đơn vị của chị phải thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng để thay đổi. (không phải vì đại diện NLĐ đã đồng ý mà công ty có thể tự ý thay đổi nội dung HĐLĐ của từng NLĐ cụ thể) Nếu như trên HĐLĐ chỉ ghi chung về thời gian làm việc (vd: tuần làm việc 48 giờ, thờigian làm việc từ thứ 2 đến thứ 7) thì vệc thay đổi này không cần phải làm phụ lục hợp đồng. Về thời gian làm việc: Theo quy định của BLLĐ 2012 thì thời gian làm việc như chị nêu sẽ được chia ra như sau: - Thời gian làm việc bình thường (không phải là làm việc đêm): 7h tối đến 10h tối và 6h sáng đến 7h sáng của ngày hôm nay. - Thời gian làm việc đêm: từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau. mặt khác, căn cứ theo thời giờ làm việc thì công ty của chị đang bố trí làm việc theo tuần (tuần 48 giờ), như vậy thời gian để xác định là thời gian làm việc thông thường tối đa sẽ là 10h (bao gồm cả thời gian nghỉ giữa giờ tính vào thời gian làm việc). Trong trường hợp công ty chị bố trí làm 12h thì 2h làm việc cuối cùng sẽ là làm thêm giờ. Như vậy, bảng tính giờ trong trường hợp này sẽ như sau: - Làm việc thông thường, bình thường (hưởng 100% lương): từ 7h tối đến 10h tối. - Làm việc thông thường ban đêm (hưởng 100% lương và 30% làm đêm): từ 10h tối đến 5h sáng hôm sau. - Làm thêm ban đêm (hường 150% lương và 30% làm đêm và 20% làm thêm ban đêm): từ 5h sáng đến 6h sáng. - Làm thêm bình thường (hưởng 150% lương): từ 6h sáng đến 7h sáng. Về cách tính tiền lương làm thêm ban đêm: hiện nay không có văn bản hướng dẫn cụ thể, công ty chị có thể áp dụng theo cách hiểu của công ty hoặc hướng dẫn tạm thời của địa phương hoặc văn bản sau để tính mức tiền lương này (trong thời gian chờ văn bản hướng dẫn chính thức): Công văn 4163/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.