Thành phố Thủ Đức gần quận nào? Bảng giá đất Thành phố Thủ Đức?

Thành phố Thủ Đức gần quận nào? Tra cứu Bảng giá đất Thành phố Thủ Đức 2025 cập nhật chính xác nhất. Dự báo phát triển của TP Thủ Đức về quy mô dân số và đất xây dựng đô thị?

Nội dung chính

    Thành phố Thủ Đức gần quận nào?

    Thành phố Thủ Đức gần quận 12, Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 ở phía Tây; gần TP. Biên Hòa và huyện Long Thành (Đồng Nai) ở phía Đông; gần quận 7 và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) ở phía Nam; gần TP. Thuận An và TP. Dĩ An (Bình Dương) ở phía Bắc.

    Với vị trí chiến lược này, Thủ Đức không chỉ tiếp giáp nhiều quận trung tâm của TP.HCM mà còn kết nối trực tiếp với các khu vực kinh tế trọng điểm của Đông Nam Bộ. Nhờ hệ thống giao thông phát triển như xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến metro số 1, thành phố này có vai trò quan trọng trong giao thương và phát triển đô thị liên vùng.

    Về quy hoạch, Thủ Đức là đô thị sáng tạo, đóng vai trò cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ và miền Bắc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.

    (Bên trên là câu trả lời cho câu hỏi Thành phố Thủ Đức gần quận nào?)

    Thành phố Thủ Đức gần quận nào? Bảng giá đất Thành phố Thủ Đức?

    Thành phố Thủ Đức gần quận nào? Bảng giá đất Thành phố Thủ Đức? (Hình từ Internet)

    Tra cứu Bảng giá đất Thành phố Thủ Đức 2025 cập nhật chính xác nhất

    Ngày 21/10/2024, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 79/2024/QĐ-UBND TPHCM nhằm sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020/QĐ-UBND TPHCM về quy định Bảng giá đất trên địa bàn thành phố.

    Theo quyết định này, Bảng giá đất mới tại TP.HCM sẽ có hiệu lực từ ngày 31/10/2024 và được áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.

    Riêng tại TP. Thủ Đức, bảng giá đất ở mới nhất được quy định cụ thể tại đây:

    TRA CỨU ONLINE BẢNG GIÁ ĐẤT TP THỦ ĐỨC 2025 TẠI ĐÂY

    Dự báo phát triển Thành phố Thủ Đức về quy mô dân số và đất xây dựng đô thị năm 2040?

    Căn cứ khoản 4 Điều 1 Quyết định 202/QĐ-TTg về dự báo phát triển Thành phố Thủ Đức về quy mô dân số và đất xây dựng đô thị năm 2040 như sau:

    - Về quy mô dân số:

    + Đến năm 2030: Khoảng 1.500.000 người - 1.825.000 người.

    + Đến năm 2040: Khoảng 2.200.000 người - 2.640.000 người.

    + Sau năm 2040: Khoảng 3.000.000 người.

    - Về quy mô đất đai:

    + Đến năm 2030: đất xây dựng toàn đô thị khoảng 16.200 - 16.500 ha (trung bình khoảng 89 - 90 m2/người); trong đó, đất dân dụng khoảng 12.000 - 12.200 ha (trung bình khoảng 66 - 67 m2/người).

    + Đến năm 2040: đất xây dựng toàn đô thị khoảng 18.350 - 18.650 ha (trung bình khoảng 70 - 71 m2/người); trong đó, đất dân dụng khoảng 13.900 - 14.200 ha (trung bình khoảng 53 - 54 m2/người).

    - Về các chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I, phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng số 01:2021/BXD, có nghiên cứu đến các điều kiện đặc thù phát triển thành phố Thủ Đức.

    Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?

    Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật Đất đai 2024, việc lập lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ những nguyên tắc như sau:

    - Việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tuân thủ nguyên tắc và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch 2017.

    + Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.

    - Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

    - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    - Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy hoạch sử dụng đất của cấp trên bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định được nội dung sử dụng đất đến cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

    - Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.

    - Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

    - Bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.

    - Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp phải bảo đảm sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch.

    - Quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập đồng thời; quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn phải được quyết định, phê duyệt trước quy hoạch sử dụng đất cấp thấp hơn. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì các chỉ tiêu sử dụng đất chưa thực hiện hết được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

    - Kế hoạch sử dụng đất được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng cấp. Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng cấp huyện được lập đồng thời với lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

    Chuyên viên pháp lý Cao Thanh An
    saved-content
    unsaved-content
    875