Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội của ngành Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội của ngành Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

Nội dung chính

    Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội của ngành Tài nguyên và Môi trường như thế nào?

    Căn cứ Tiết 1 Mục IV Chương I Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển CPĐT trong phát triển kinh tế - xã hội của Bộ TN&MT như sau:

    - Bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, và của Bộ TN&MT:

    + Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

    + Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

    + Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử;

    + Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0;

    + Quyết định số 964/QĐ-BTNMT ngày 17/4/2019 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

    - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật:

    + Các chính sách quy trình kỹ thuật, định mức, đơn giá phục vụ xây dựng, kiểm tra nghiệm thu, duy trì, vận hành các hệ thống thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường;

    + Các chính sách, quy chế liên quan đến việc quản lý, vận hành các HTTT/CSDL; cơ chế cập nhật thông tin, dữ liệu của các HTTT/CSDL;

    + Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật về CSDL chuyên ngành;

    + Các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chia sẻ, trao đổi, tích hợp, liên thông thông tin, dữ liệu giữa các HTTT/CSDL;

    + Các chính sách liên quan đến an toàn, an ninh thông tin tại các TTDL, các HTTT/CSDL đáp ứng tình hình mới.

    - Xây dựng, hoàn thiện nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ điện tử:

    + Xây dựng và triển khai, tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT (phiên bản 2.0) tại Bộ, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    + Kế thừa và tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, các Trung tâm dữ liệu của Bộ theo mô hình quản lý tập trung, hội tụ tài nguyên, sử dụng giải pháp công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, dữ liệu lớn …;

    + Cung cấp các hạ tầng tri thức, tính toán, xử lý, khai phá dữ liệu, tập dữ liệu mở ngành TN&MT, xây dựng danh mục và cung cấp thông tin, dữ liệu về CSDL của các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TN&MT công bố trên Hệ tri thức Việt số hóa … gắn với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử ngành TN&MT;

    + Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các CSDL quốc gia, chuyên ngành, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kết nối, liên thông với các CSDL quốc gia liên quan và các CSDL của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

    Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc theo hướng điện tử hóa, hướng tới Bộ TN&MT số, ngành TN&MT số, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

    + Tập trung triển khai chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; xây dựng, phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin của Bộ;

    + Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các HTTT của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần;

    + Thiết lập môi trường điện tử, cung cấp khả năng phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin, dữ liệu thông minh, bảo đảm công tác quản lý, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp. Coi CSDL và kết quả phân tích xử lý CSDL là căn cứ quan trọng trong thực hiện công tác hàng ngày, là căn cứ khoa học, thực tiễn của việc ra quyết định, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành;

    + Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu TN&MT phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. Cung cấp dịch vụ dữ liệu, dịch vụ gia tăng trên CSDL TN&MT; hướng tới nguồn thu từ CSDL TN&MT là lớn nhất của ngành.

    - Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức:

    + Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị thuộc Bộ theo kế hoạch đã phê duyệt (tại Quyết định số 3313/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2017 Ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2018 - 2020);

    + Bảo đảm an toàn cho các HTTT của Bộ theo cấp độ theo quy định Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

    + Bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ;

    + Phòng chống mã độc tại Bộ TN&MT nhằm nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại theo quy định của Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;

    + Phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công An, Ban Cơ yếu chính phủ triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng tại Bộ TN&MT.

    - Tăng cường công tác khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế phục vụ phát triển Chính phủ điện tử:

    + Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin mới, hiện đại (như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), thực tại ảo (VR), …) trong việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu; xây dựng các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, chuyên ngành và giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra của các lĩnh vực trong ngành TN&MT;

    + Nghiên cứu, triển khai các chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, ưu tiên các công nghệ theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0. Học tập kinh nghiệm về xây dựng CPĐT, nhận chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả các giải pháp, công nghệ của các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, các hãng công nghệ lớn và các đối tác quốc tế, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo đảm không lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia.

    + Thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực CNTT và CPĐT.

    Nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển CNTT

    + Các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Bộ phải thành lập đơn vị trực thuộc chuyên trách về CNTT, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để triển khai tốt các hoạt động ứng dụng CNTT của đơn vị mình; các đơn vị còn lại nên có cán bộ chuyên trách về CNTT;

    + Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020;

    + Tổ chức tập huấn, đào tạo liên tục, chuyên sâu về ứng dụng CNTT.

    13