THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
714/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 132-QĐ/TW NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ KIỂM
SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA,
TRUY TỐ, XÉT XỬ, THI HÀNH ÁN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn
cứ Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27 tháng 10 năm
2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27 tháng 10
năm 2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, V.I (2b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ
132-QĐ/TW NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC,
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ,
THI HÀNH ÁN
(Kèm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt,
tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Quy định số 132-QĐ/TW
ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
(sau đây gọi là Quy định số 132-QĐ/TW)
và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử (hoạt động tố tụng), thi hành án (hoạt động
khác có liên quan) theo chức năng, nhiệm
vụ của bộ, ngành nhằm kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước, tăng cường
nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, nhằm ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ tiêu cực,
tham nhũng trong hoạt động tố tụng, thi hành án.
- Xác định
nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong thực hiện
nhiệm vụ được giao theo Quy định số 132-QĐ/TW.
2. Yêu cầu
- Các nhiệm
vụ triển khai thực hiện phải bám sát Quy định số
132-QĐ/TW, các chủ trương, quy định khác có
liên quan của Đảng bảo đảm thiết thực, khả thi, hiệu quả.
- Xác định đầy
đủ, chính xác các nội dung, nhiệm vụ; phân công trách nhiệm các cơ quan thực hiện
nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch bảo đảm thời gian, tiến độ hoàn thành; sự phối
hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trong
quá trình thực hiện.
- Đảm bảo đầy
đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ
1. Quán triệt, phổ biến Quy định số 132-QĐ/TW;
nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kiểm soát quyền
lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có
liên quan
a) Quán triệt, phổ biến đầy đủ
các nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động
khác có liên quan; những hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền,
tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án trong khi thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy định số 132-QĐ/TW
và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, thành viên tập thể lãnh đạo, người có thẩm
quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án, cơ quan khác có liên quan
trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt
động khác có liên quan.
2. Tập trung xây dựng, hoàn thiện
cơ chế, chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật
về hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên quan; rà soát, sửa
đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức,
quy tắc ứng xử trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên
quan
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung,
ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng, thi hành án và
các hoạt động khác có liên quan, bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với Quy
định số 132-QĐ/TW và các quy định có liên
quan của Đảng, không để sơ hở để bị lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm
quyền, tham nhũng, tiêu cực.
b) Tiếp tục xây dựng, ban hành
và nâng cao hiệu lực của các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng,
thi hành án và hoạt động khác có liên quan bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất
với Quy định số 132-QĐ/TW, các chủ trương,
quy định của Đảng và pháp luật có liên quan.
Tổ chức thực hiện nghiêm các quy
định pháp luật về hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên
quan, mọi quyền lực được kiểm soát, giám sát chặt chẽ bằng cơ chế, được ràng buộc
bằng trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao
trách nhiệm càng lớn.
c) Rà soát, sửa
đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức,
quy tắc ứng xử bảo đảm tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch gắn
với quyền tiếp cận thông tin của người dân theo pháp luật, tính độc lập, khách
quan.
3. Kiểm soát chặt chẽ việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa
phương, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động
khác có liên quan
a) Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ
nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành
tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
b) Tăng cường
thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, tập thể lãnh
đạo, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, thường xuyên thực hiện công
tác tự phê bình và phê bình.
c) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; việc chấp hành chủ
trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định,
quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, trong đó, tăng cường kiểm
tra, giám sát, thanh tra nội bộ theo chuyên đề, chuyên ngành. Thường xuyên tự
kiểm tra, tự đánh giá công tác tố tụng, thi hành án và các công tác khác có
liên quan.
Thực hiện hiệu quả công tác giải
quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng, thi hành
án và các hoạt động khác có liên quan; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn, xử lý các hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền,
tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác
có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
d) Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ
máy và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đảm bảo trí tuệ, chí công vô tư, tinh thần vì nhân dân phục vụ trong
các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ quan khác có liên quan.
đ) Chỉ đạo xử lý các vụ
án, vụ việc theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; yêu cầu kiểm
tra, thanh tra, xem xét lại các quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan
khi có thông tin phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có căn cứ theo
quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức thực hiện nghiêm yêu cầu, kiến nghị, kết
luận của các đoàn kiểm tra, kiểm sát, giám sát, thanh tra, kiểm toán; kịp thời phát
hiện, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng
chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực được quy định tại Điều 6 Quy định số 132-QĐ/TW và các quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
e) Bảo vệ kịp thời người phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác,
báo tin, cung cấp thông tin về những hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ,
quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án
và các hoạt động khác có liên quan; xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng việc
phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức, cá nhân và các biện pháp khác kiểm soát quyền lực,
phòng ngừa vi phạm, tham nhũng, tiêu cực.
4. Phối hợp giữa các bộ, ngành
trung ương với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối
cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện kiểm
soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động
khác có liên quan
a) Nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm
tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy, chính quyền địa phương,
các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đại biểu dân cử đối với thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ quan
khác có liên quan.
b) Các cơ quan tiến hành tố tụng,
thi hành án và cơ quan khác có liên quan thực hiện nghiêm các yêu cầu, kết luận
kiểm sát, quyết định kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân; bản án
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động truy tố, hoạt động thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động Tư pháp, hoạt động xét xử, thực hiện các
yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, giải thích, sửa chữa các bản án, quyết định của
Tòa án đảm bảo bản án có hiệu lực được thi hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Căn cứ Kế hoạch này, các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan
tiến hành tố tụng, thi hành án, các cơ quan khác có liên quan thuộc các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, ban hành kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ, công việc được giao tại Kế hoạch và Phụ lục phân công nhiệm vụ
kèm theo.
b) Các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan
tiến hành tố tụng, thi hành án, các cơ quan khác có liên quan thuộc các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu
của cơ quan Trung ương, yêu cầu của Chính phủ tiến hành sơ kết, tổng kết, báo
cáo tình hình thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW
và Kế hoạch này.
2. Kinh phí thực hiện
Căn cứ Quy định
số 132-QĐ/TW và Kế hoạch này, các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án, các cơ quan khác sử dụng
kinh phí chi hoạt động thường xuyên hàng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao
trong Kế hoạch này theo quy định pháp luật và theo phân cấp ngân sách nhà nước.
PHỤ
LỤC
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC CƠ QUAN
THEO KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 132-QĐ/TW NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM
2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ, THI HÀNH ÁN
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2024
của Thủ tướng Chính phủ)
STT
|
Tên nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
Sản phẩm chủ yếu
|
I
|
Quán
triệt, phổ biến Quy định số 132-QĐ/TW;
nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kiểm soát quyền
lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án
và hoạt động khác có liên quan
|
1
|
Các bộ, ngành căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đối tượng quản lý để quán triệt, phổ biến đầy đủ
các nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt
động khác theo Quy định số 132-QĐ/TW và
các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan
|
Các bộ, cơ
quan ngang bộ, các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án, các cơ quan khác
thuộc Chính phủ
|
|
Quý 01/2024,
Thường xuyên
|
|
2
|
Nâng cao
nhận, thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; thành viên tập thể
lãnh đạo, người có thẩm quyền trong cơ quan tố tụng, thi hành án, cơ quan
khác có liên quan
|
Các bộ, cơ
quan ngang bộ, các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án, các cơ quan khác
thuộc Chính phủ
|
|
Thường xuyên
|
|
II
|
Tập
trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; rà soát, sửa đổi, bổ
sung quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy
tắc ứng xử để kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt
động tố tụng, thi hành án và hoạt động khác có liên quan
|
1
|
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban
hành các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng, thi hành án và
các hoạt động khác có liên quan, bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với
Quy định số 132-QĐ/TW và các quy định có
liên quan của Đảng, không để sơ hở để bị lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn,
lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực
|
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Văn
phòng Chính phủ;
- Các bộ,
cơ quan ngang bộ liên quan
|
Thường xuyên
|
|
2
|
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt
động khác có liên quan thuộc lĩnh vực bộ, ngành quản lý bảo đảm chặt chẽ, đồng
bộ, thống nhất với Quy định số 132-QĐ/TW,
và các quy định có liên quan của Đảng
|
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Bộ Nội vụ;
- Văn
phòng Chính phủ;
- Các bộ,
cơ quan ngang bộ liên quan
|
Thường xuyên
|
|
2.1
|
- Nghiên cứu, xây dựng Luật
Phòng, chống mua bán người; Luật Dẫn độ và các văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành
- Nghiên cứu, rà soát, xây dựng
Nghị định quy định về quản lý kho vật chứng (sửa đổi Nghị định số
18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng)
- Các văn bản quy phạm pháp luật
khác thuộc lĩnh vực quản lý
|
Bộ Công an
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
ngành có liên quan
|
Theo
Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội; xây dựng Pháp lệnh của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; xây dựng Nghị định của Chính phủ
|
Luật Quản
lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Phòng, chống
mua bán người; Luật Dẫn độ; Nghị định quy định về quản lý kho vật chứng; các
văn bản quy phạm pháp luật khác
|
2.2
|
- Nghiên cứu, xây dựng Luật về
tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các văn bản quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành
- Các văn bản quy phạm pháp luật
khác thuộc lĩnh vực quản lý
|
Bộ Quốc phòng
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
ngành có liên quan
|
Theo
Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội; xây dựng Pháp lệnh của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; xây dựng Nghị định của Chính phủ
|
Luật về
tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; các văn bản quy phạm
pháp luật khác
|
2.3
|
- Nghiên cứu, rà soát, hoàn
thiện sửa đổi Luật Thi hành án dân sự; Luật Công chứng (sửa đổi) và các văn bản quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành
- Nghiên cứu khả năng xây dựng
cơ chế thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế không qua kết tội
(theo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư)
- Các văn bản quy phạm pháp luật
khác thuộc lĩnh vực quản lý
|
Bộ Tư pháp
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
ngành có liên quan
|
Theo
Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội; xây dựng Pháp lệnh của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; xây dựng Nghị định của Chính phủ
|
Luật
Thi hành án dân sự sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công chứng (sửa đổi);
Nghị định
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2015/NĐ-CP;
các văn bản quy phạm pháp luật khác
|
2.4
|
Nghiên cứu,
đề xuất xây dựng khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản, tiền kỹ thuật số (tài
sản, tiền ảo); các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc lĩnh vực quản lý
|
Bộ Tài chính
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Văn
phòng Chính phủ;
- Các bộ,
ngành có liên quan
|
Theo
Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội; xây dựng Pháp lệnh của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; xây dựng Nghị định của Chính phủ
|
Văn bản đề
xuất, văn bản pháp luật
|
2.5
|
Tổ chức thực
hiện nghiêm các quy định pháp luật về hoạt động tố tụng, thi hành án và hoạt
động khác có liên quan, mọi quyền lực được kiểm soát, giám sát chặt chẽ bằng
cơ chế, được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền hạn
|
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
cơ quan ngang bộ liên quan
|
Thường xuyên
|
Các văn bản
chỉ đạo, điều hành
|
3
|
Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định, quy trình
nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử bảo đảm công khai, minh bạch
gắn với quyền tiếp cận thông của người dân, tính độc lập, khách quan, tuân thủ
pháp luật
|
Các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan tiến hành tố tụng, thi
hành án
|
|
Thường xuyên
|
Quy chế
làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức
nghề
|
III
|
Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương, người có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan
|
1
|
Căn cứ chức năng, quyền hạn,
các bộ, ngành lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành tố tụng, thi hành án và
các hoạt động khác có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
trong lĩnh vực mình quản lý
|
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, các
cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án
|
Thường xuyên
|
|
2
|
Căn cứ chức
năng, quyền hạn, các bộ, ngành tăng cường thực hiện trách
nhiệm nêu gương của người đứng đầu, tập thể lãnh đạo, công khai, minh bạch,
trách nhiệm giải trình, thường xuyên thực hiện công tác tự phê bình và phê
bình trong lĩnh vực mình quản lý
|
Các bộ, cơ
quan ngang bộ, các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án, các cơ quan khác;
cơ quan thuộc Chính phủ
|
Bộ Nội vụ
|
Thường xuyên
|
|
3
|
Căn cứ chức năng, quyền hạn,
các bộ, ngành nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; chấp hành chủ trương, quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực
đạo đức, quy tắc ứng xử trong lĩnh vực mình quản lý
|
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, cơ
quan ngang bộ khác, chính quyền địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng,
thi hành án, các cơ quan khác; cơ quan thuộc Chính phủ
|
Thường xuyên
|
Kết luận
kiểm tra, thanh tra
|
4
|
Căn cứ chức năng, quyền hạn,
các bộ, ngành thực hiện hiệu quả công tác giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có
liên quan trong lĩnh vực mình quản lý
|
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các
bộ, cơ quan ngang bộ khác, chính quyền địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng,
thi hành án, các cơ quan khác; cơ quan thuộc Chính phủ
|
Thường xuyên
|
Kết luận tố
cáo, quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản trả lời đơn thư
|
5
|
Thực hiện các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền
hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực
|
Thanh tra
Chính phủ
|
Các bộ, cơ
quan ngang bộ khác, chính quyền địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng,
thi hành án, các cơ quan khác; cơ quan thuộc Chính phủ
|
|
Quyết định,
kết luận, Văn bản chỉ đạo
|
6
|
Căn cứ chức
năng, quyền hạn, các bộ, ngành xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đảm bảo trí tuệ, chí công vô tư, tinh thần vì nhân dân phục
vụ trong các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ
quan khác có liên quan trong lĩnh vực mình quản lý
|
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ Nội vụ
|
Thường xuyên
|
Đề án, Quyết
định, Tờ trình, Văn bản chỉ đạo
|
7
|
Căn cứ chức năng, quyền
hạn, các bộ, ngành chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc theo quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; yêu cầu kiểm tra, thanh tra, xem xét lại các quyết định
của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành
án và các hoạt động khác có liên quan khi có thông tin phản ánh, yêu cầu, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo có căn cứ theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước trong lĩnh vực mình quản lý
|
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
cơ quan ngang bộ khác, chính quyền địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng,
thi hành án, các cơ quan khác; cơ quan thuộc Chính phủ
|
Thường xuyên
|
Các văn bản
chỉ đạo, Kết luận kiểm tra, thanh tra
|
8
|
Căn cứ chức
năng, quyền hạn, các bộ, ngành tổ chức
thực hiện nghiêm yêu cầu, kiến nghị, kết luận của các đoàn kiểm tra, giám
sát, thanh tra, kiểm toán; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những tập thể, cá
nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền,
tham nhũng, tiêu cực được quy định tại Điều 6 Quy định 132-QĐ/TW và các quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực mình quản lý
|
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, các
cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án
|
Theo các kết
luận, yêu cầu
|
|
9
|
Bảo vệ kịp thời người phát hiện, phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác,
báo tin, cung cấp thông tin về những hành vi vi phạm; xử lý nghiêm những trường
hợp lợi dụng việc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo vu khống, xuyên tạc,
xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các biện pháp khác kiểm
soát quyền lực, phòng ngừa vi phạm, tham nhũng, tiêu cực
|
- Bộ Công
an;
- Thanh
tra Chính phủ
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
cơ quan ngang bộ khác, chính quyền địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng,
thi hành án, các cơ quan khác; cơ quan thuộc Chính phủ
|
|
|
IV
|
Phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương, với Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp
ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện kiểm
soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng,
thi hành án và các hoạt động khác có liên quan
|
1
|
Nâng cao hiệu
quả cơ chế kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy, chính
quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đại biểu dân cử đối
với thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành
án và các cơ quan khác có liên quan; thực hiện nghiêm các kết luận kiểm sát
theo quy định
|
- Bộ Tư
pháp;
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính;
- Thanh
tra Chính phủ;
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam
- Cấp ủy,
chính quyền địa phương
- Các tổ
chức chính trị - xã hội
|
Thường xuyên
|
|
2
|
Các cơ
quan tiến hành tố tụng, thi hành án và cơ quan khác có liên quan thực hiện
nghiêm các kết luận kiểm sát, quyết định kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm
sát nhân dân và bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân; Phối hợp chặt
chẽ với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động
truy tố, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động Tư pháp, hoạt
động xét xử, thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, giải thích, sửa chữa
các bản án, quyết định của Tòa án đảm bảo bản án có hiệu lực được thi hành.
|
- Bộ Công
an;
- Bộ Quốc
phòng;
- Bộ Tài
chính
- Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tư
pháp
|
- Viện kiểm
sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Các bộ,
ngành có liên quan khác
|
Thường xuyên
|
|