Tại sao phải trợ giúp về tâm lý cho phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng?

Tại sao việc hỗ trợ tâm lý cho phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng lại quan trọng và cần thiết trong quá trình này, và cách thực hiện sẽ như thế nào?

Nội dung chính

    Tại sao phải trợ giúp về tâm lý cho phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng?

    Theo Điều 10 Nghị định 49/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/6/2020) thì Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục đối với phạm nhân được quy định như sau:

    - Trợ giúp về tâm lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nội dung trợ giúp về tâm lý gồm: tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội.

    - Trợ giúp về tâm lý được thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú, thông qua các hình thức sau:

    + Tổ chức tư vấn riêng, tư vấn nhóm;

    + Cung cấp thông tin, tài liệu trên cơ sở nhu cầu cần được trợ giúp của người chấp hành xong hình phạt tù;

    + Thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, diễn đàn với chủ đề về các nội dung người chấp hành xong hình phạt tù cần được trợ giúp;

    + Tư vấn thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, email, điện thoại và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.

    Như vậy, theo quy định này thì có 5 hình thức trợ giúp về tâm lý được thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú. Những hình thức này đều góp phần hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật.

    18