Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân được quy định thế nào?

Các hình thức thông tin, truyền thông và giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân được thực hiện ra sao để đạt được hiệu quả tối ưu?

Nội dung chính

    Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân được quy định thế nào?

    Theo Điều 9 Nghị định 49/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/6/2020) thì hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục đối với phạm nhân được quy định như sau:

    - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mạng internet, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

    - Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;

    - Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng, tư vấn, giáo dục cá biệt do báo cáo viên, tuyên truyền viên, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức;

    - Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật;

    - Các hình thức thông tin, truyền thông giáo dục khác.

    Như vậy, theo quy định này thì có ít nhất 4 cách thức để thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân.

    Mục đích của thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng là nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù.

     

    18