Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện như thế nào? Trường hợp nào không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng?

Thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng như thế nào? Không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện như thế nào?

    Căn cứ điểm a khoản 2 điều 39 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT về sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quy định như sau:

    Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận
    ...
    2. Sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng:
    a) Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện như sau:
    - Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, công trình xây dựng trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
    - Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư), công trình xây dựng thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng;
    - Trường hợp căn hộ chung cư thì thể hiện sơ đồ mặt bằng của tầng nhà chung cư có căn hộ; trong đó thể hiện vị trí, hình dáng mặt bằng theo tường bao ngoài của căn hộ (không thể hiện từng phòng trong căn hộ), ký hiệu (mũi tên) cửa ra vào căn hộ, kích thước các cạnh của căn hộ;
    ...

    Như vậy, sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện với các nội dung sau:

    - Hiển thị sơ đồ trên thửa đất: Nhà ở và công trình xây dựng được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng ngoài thực địa. Nếu ranh giới nhà hoặc công trình trùng với ranh giới thửa đất, sẽ thể hiện theo ranh giới của thửa đất.

    - Ranh giới xây dựng: Đối với nhà ở (trừ căn hộ chung cư) và công trình xây dựng khác, sơ đồ thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng, là diện tích chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của công trình.

    - Đối với căn hộ chung cư: Sơ đồ thể hiện mặt bằng tầng có căn hộ, bao gồm vị trí và hình dáng căn hộ theo tường bao ngoài (không chi tiết từng phòng), ký hiệu cửa ra vào bằng mũi tên và kích thước các cạnh của căn hộ.

    Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện như thế nào? Trường hợp nào không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng?

    Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng được thể hiện như thế nào? Trường hợp nào không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng? (Hình từ Inetrnet)

    Trường hợp nào không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng?

    Căn cứ điểm b khoản 2 điều 39 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT về sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quy định như sau:

    Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận
    ...
    2. Sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng:
    ...
    b) Các trường hợp không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng:
    - Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
    - Thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có từ 03 tài sản trở lên thì không thể hiện sơ đồ tài sản trên Giấy chứng nhận mà thể hiện tại mã QR của Giấy chứng nhận, trừ trường hợp các tài sản trên thửa đất của cá nhân hoặc của các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
    ...

    Theo đó, các trường hợp không thể hiện sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng bao gồm:

    - Giấy chứng nhận cấp cho nhiều thửa đất nông nghiệp;

    - Giấy chứng nhận cấp cho công ty nông, lâm nghiệp, trừ trường hợp thửa đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở của công ty;

    - Giấy chứng nhận cấp cho toàn bộ diện tích đất để thực hiện dự án bất động sản;

    - Đối tượng địa lý hình tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.

    - Thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có từ 03 tài sản trở lên thì không thể hiện sơ đồ tài sản trên Giấy chứng nhận mà thể hiện tại mã QR của Giấy chứng nhận, trừ trường hợp các tài sản trên thửa đất của cá nhân hoặc của các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

    Thể hiện tên từng hạng mục công trình như thế nào nếu tài sản là công trình xây dựng có nhiều hạng mục khác nhau?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT về thông tin về tài sản gắn liền với đất quy định như sau:

    Thông tin về tài sản gắn liền với đất
    1. Thông tin về tên tài sản gắn liền với đất được thể hiện như sau:
    ...
    b) Trường hợp tài sản là công trình xây dựng không thuộc điểm c khoản này thì thể hiện tên công trình theo dự án đầu tư hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.
    Trường hợp tài sản là công trình xây dựng có nhiều hạng mục khác nhau thì lần lượt thể hiện tên từng hạng mục công trình theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép xây dựng;
    ...

    Như vậy, đối với tài sản là công trình xây dựng việc thể hiện tên từng hạng mục công trình như sau:

    - Công trình không thuộc điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì thể hiện tên công trình theo tên dự án đầu tư, quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép đầu tư, hoặc giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

    - Công trình có nhiều hạng mục thì thể hiện tên từng hạng mục công trình theo thứ tự, dựa trên quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư dự án, giấy phép hoặc chứng nhận đầu tư, quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết, hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    8