Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định như thế nào? Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào?

Chuyên viên pháp lý Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định như thế nào? Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề có được xác lập theo di chúc?

    Căn cứ theo Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

    Quyền đối với bất động sản liền kề
    Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

    Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác.

    Tiếp đó, căn cứ theo Điều 246 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

    Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
    Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

    Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề có thể được xác lập theo di chúc.

    Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản như sau:

    Ranh giới giữa các bất động sản
    1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
    Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
    2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

    Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định như thế nào? Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào?

    Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định như thế nào? Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào?

    Căn cứ theo Điều 256 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

    Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
    Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
    1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
    2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
    3. Theo thỏa thuận của các bên.
    4. Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    - Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

    - Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

    - Theo thỏa thuận của các bên.

    - Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề ra sao?

    Căn cứ vào Điều 247 Bộ Luật dân sự 2015 hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề quy định như sau:

    Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề
    Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

    Như vậy, quyền đối với bất động sản liền kề tồn tại cho đến khi bất động sản liền kề còn tồn tại. Chỉ khi bất động sản liền kề không còn nữa, hoặc khi các bất động sản nhập làm một, hoặc khi nhu cầu sử dụng bất động sản liền kề không còn nữa thì quyền này mới mất đi. Do đó, trong đời sống, nếu bất động sản liền kề được chuyển giao thì quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với người được chuyển giao đó.

    131
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ