Quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?

Quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?

    Quyền hạn của Thư ký Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN được quy định tại Điều 4 Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-TLĐ năm 2009 như sau:

    - Được tham dự các cuộc họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, họp giao ban của cơ quan Tổng Liên đoàn. Tham dự các cuộc làm việc với khách quốc tế, khách trong nước, làm việc với các ban, đơn vị khi được Chủ tịch, Phó Chủ tịch yêu cầu.

    - Được đề nghị Thủ trưởng các ban, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ công việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

    - Khi hồ sơ, tài liệu, văn bản chưa đảm bảo quy trình, thủ tục, thể thức và chất lượng, được quyền trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các ban, đơn vị để hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu, văn bản trước khi trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch; trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo trực tiếp đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch cần trình xem xét, quyết định.

    - Được tham gia các đoàn công tác của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn theo quyết định của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được đảm bảo các điều kiện về phương tiện, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

    8