Quy định về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng ở nước ngoài như thế nào?
Nội dung chính
Quy định về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng ở nước ngoài như thế nào?
Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng ở nước ngoài được hướng dẫn tại Điều 25 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng, theo đó:
1. Trường hợp việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay do quốc gia khác thực hiện, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Cung cấp cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn các thông tin về tàu bay, tổ bay đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác ngay khi nhận được thông báo;
b) Cung cấp cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn các thông tin về tàu bay đối với tàu bay được thiết kế hoặc sản xuất tại Việt Nam ngay khi nhận được thông báo;
c) Cung cấp thông tin giải mã từ máy tự ghi cho quốc gia thực hiện điều tra tai nạn hoặc sự cố theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam hoặc do người khai thác Việt Nam khai thác;
d) Cung cấp thông tin về hàng nguy hiểm chuyên chở trên tàu bay do người khai thác Việt Nam khai thác cho quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được thông báo;
đ) Thông tin về hành khách chuyên chở trên tàu bay.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tham gia điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay xảy ra ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;
b) Tàu bay do người khai thác Việt Nam khai thác;
c) Tàu bay do Việt Nam thiết kế hoặc sản xuất.
3. Trường hợp công dân Việt Nam là nạn nhân trong sự cố hoặc tai nạn tàu bay xảy ra ở nước ngoài mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay để phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tham gia điều tra tai nạn.
Trên đây là trả lời về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng ở nước ngoài