Quy định về điều kiện Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?

Được biết Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy quy định về điều kiện Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về điều kiện Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?

    Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP (Có hiệu lực từ 01/12/2020) quy định Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    - Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó liên quan đến vụ án đang giải quyết;

    - Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là thực sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách và thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 và các điều từ Điều 115 đến Điều 119 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

    - Đương sự không làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì có lý do chính đáng hoặc trở ngại khách quan.

    + Ví dụ: Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng” quy định tại khoản 2 Điều 114 và Điều 116 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: Việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng; xét thấy việc cấp dưỡng đó là có căn cứ; nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng và đương sự chưa có điều kiện thực hiện được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    17