Quy định về cắm mốc giới đối với đồ án quy hoạch phân khu như thế nào?
Nội dung chính
Quy định về cắm mốc giới đối với đồ án quy hoạch phân khu như thế nào?
Quy định về cắm mốc giới đối với đồ án quy hoạch phân khu như thế nào? được quy định tại Điều 12 Thông tư 10/2016/TT-BXD.
Theo đó, các mốc giới cắm ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch phân khu bao gồm:
- Mốc tim đường các tuyến đường dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong khu vực quy hoạch;
- Mốc chỉ giới đường đỏ các tuyến đường dự kiến xây dựng mới hoặc cải tạo trong khu vực quy hoạch;
- Mốc giới xác định ranh giới khu vực cấm xây dựng, bao gồm các mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và khu vực cần bảo vệ khác trong khu vực quy hoạch.
Quy định về cắm mốc giới đối với đồ án quy hoạch phân khu như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quy hoạch phân khu khu chức năng là gì?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 như sau:
Điều 32. Quy hoạch phân khu khu chức năng
1. Quy hoạch phân khu khu chức năng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; nguyên tắc, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan; yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống (nếu có) cho toàn khu vực lập quy hoạch;
b) Xác định chức năng, chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất quy hoạch cho từng khu đất trong khu vực lập quy hoạch;
c) Bố trí hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng;
d) Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật; bố trí không gian ngầm (nếu có) đến các trục đường chính khu vực phù hợp với các giai đoạn phát triển, đầu tư xây dựng của khu chức năng;
đ) Giải pháp về bảo vệ môi trường.
2. Bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch phân khu khu chức năng được lập theo tỷ lệ 1/2.000.
3. Thời hạn của quy hoạch phân khu khu chức năng được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung huyện và theo yêu cầu quản lý, phát triển.
Như vậy, quy hoạch phân khu khu chức năng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Xác định chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; nguyên tắc, giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan; yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống (nếu có) cho toàn khu vực lập quy hoạch;
- Xác định chức năng, chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất quy hoạch cho từng khu đất trong khu vực lập quy hoạch;
- Bố trí hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng;
- Bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật; bố trí không gian ngầm (nếu có) đến các trục đường chính khu vực phù hợp với các giai đoạn phát triển, đầu tư xây dựng của khu chức năng;
- Giải pháp về bảo vệ môi trường.
Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện trong các trường hợp nào?
Tại Điều 52 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định như sau:
Điều 52. Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Cắm mốc chỉ giới đường đỏ đối với đường giao thông và khu vực công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đối với quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu;
b) Cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu vực cấm xây dựng đối với quy hoạch chi tiết.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 17 của Luật này có trách nhiệm lập hồ sơ cắm mốc và tổ chức thực hiện cắm mốc ngoài thực địa hoặc áp dụng công nghệ thông tin.
3. Việc cắm mốc được thực hiện theo hồ sơ cắm mốc. Hồ sơ cắm mốc do các đơn vị chuyên môn về đo đạc và bản đồ tổ chức lập và phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn phê duyệt.
4. Cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lưu giữ hồ sơ cắm mốc đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Tổ chức, nhà đầu tư đã thực hiện việc cắm mốc theo quy định tại khoản 2 Điều này phải gửi hồ sơ cắm mốc đến cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
5. Khi quy hoạch đô thị và nông thôn được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh cắm mốc theo quy hoạch đã được điều chỉnh.
6. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết việc lập, lưu giữ hồ sơ cắm mốc, chi phí cắm mốc, tổ chức cắm mốc và quản lý mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn.
Theo đó, cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Cắm mốc chỉ giới đường đỏ đối với đường giao thông và khu vực công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đối với quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu;
- Cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu vực cấm xây dựng đối với quy hoạch chi tiết.
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.