Quy định thủ tục mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Quy định thủ tục mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định việc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện tại khu vực không đầu tư xây dựng dự án nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Nhà ở 2023 và áp dụng trong trường hợp mua nhà ở hình thành trong tương lai đã đủ điều kiện được bán theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản hoặc mua nhà ở có sẵn.
Cụ thể, căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Luật Nhà ở 2023 quy định nguyên tắc phát triển nhà ở phục vụ tái định cư như sau:
+ Trường hợp giải tỏa nhà ở để xây dựng công trình khác theo quy hoạch đã được phê duyệt tại đô thị loại I, tại phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt thì thực hiện bố trí nhà ở phục vụ tái định cư cho người có nhà ở bị giải tỏa theo một trong các hình thức quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Nhà ở 2023 nếu người dân có nhu cầu tái định cư tại đô thị loại I, tại phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt.
+ Trường hợp người dân không có nhu cầu tái định cư tại đô thị loại I, tại phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt thì căn cứ điều kiện của địa phương, việc bố trí tái định cư được thực hiện theo một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Nhà ở 2023.
+ Trường hợp tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội thì người được tái định cư được ưu tiên bố trí nhà ở xã hội.
Như vậy, mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện dựa theo quy định như trên.
Quy định thủ tục mua nhà ở thương mại để làm nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định giá mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư ra sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định như sau:
- Giá mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư được xác định trên cơ sở tham khảo giá thị trường tại thời điểm mua bán, bao gồm cả chi phí đầu tư xây dựng nhà, tiền sử dụng đất, kinh phí bảo trì nhà chung cư nếu là mua nhà chung cư, các chi phí hợp lý khác theo quy định;
+ Trường hợp cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp không thống nhất được phương án giá mua nhà ở thì có thể thuê doanh nghiệp thẩm định giá để tư vấn xác định giá trị tài sản làm một trong những cơ sở để xem xét, quyết định giá mua bán nhà ở thương mại quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 95/2024/NĐ-CP;
+ Chi phí thuê doanh nghiệp thẩm định giá được tính vào kinh phí mua nhà ở thương mại.
- Giá bán, giá thuê mua nhà ở cho người được tái định cư bằng giá đã mua với chủ đầu tư;
+ Trường hợp tiền bồi thường tái định cư thấp hơn tiền mua, thuê mua nhà ở thì người được tái định cư phải nộp phần chênh lệch còn thiếu cho đơn vị được giao bố trí nhà ở tái định cư.
+ Giá thuê nhà ở cho người được tái định cư được thực hiện theo phương án bồi thường đã được phê duyệt.
Như vậy, giá mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư được xác định dựa theo quy định như trên.
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Nhà ở 2023 quy định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư cụ thể như sau:
(1) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư bao gồm Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
+ Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51 Luật Nhà ở 2023, việc quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 51 Luật Nhà ở 2023.
(2) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư có sử dụng vốn đầu tư công thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh đề xuất một trong các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2023 làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
(3) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư không thuộc nguồn vốn quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Nhà ở 2023 thì thẩm quyền quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định như sau:
- Trường hợp xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư cho dự án quan trọng quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Trường hợp xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư cho dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 51 Luật Nhà ở 2023 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 51 Luật Nhà ở 2023;
- Trường hợp pháp luật quy định phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì thực hiện theo quy định đó.
(4) Đối với trường hợp giải tỏa, phá dỡ nhà chung cư để xây dựng lại nhà chung cư thì việc lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Nhà ở 2023.
Như vậy, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư gồm những cơ quan có thẩm quyền theo quy định như trên.