Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quản lý, xử lý tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự được thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?

Nguyên tắc quản lý, xử lý tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự được quy định ra sao? Vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự phải được bảo quản ra sao?

Nội dung chính

    Quản lý, xử lý tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự được thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?

    Nguyên tắc quản lý, xử lý tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2017/TT-BTP về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự như sau:

    1. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự do cơ quan có thẩm quyền chuyển giao theo quy định của pháp luật hoặc tài sản do cơ quan thi hành án dân sự kê biên, tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58, Điều 68 và khoản 1 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự phải được bảo quản tại kho vật chứng, tài sản tạm giữ (sau đây gọi chung là kho vật chứng) của cơ quan thi hành án dân sự.
    Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thuê trông giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật.
    2. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự phải được bảo quản an toàn và được xử lý kịp thời, theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm phạm, phá hủy niêm phong, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, thêm bớt, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại và các hành vi khác làm hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự đều bị xử lý theo quy định.
    ...

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc quản lý, xử lý tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2017/TT-BTP.

    9